trong giai đoạn hiện nay
1.2.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, trong bối cảnh hiện nay
Vai trò của lý luận khoa học ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của thực tiễn. Xu hướng đó thể hiện trong quá trình phát triển từ tri thức tiền khoa đến tri thức khoa học; từ tri thức kinh nghiệm đến tri thức lý luận; từ khoa học thực nghiệm đến khoa học lí thuyết; từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội. Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học làm tăng thêm sức mạnh trí tuệ cho con người trong việc sáng tạo những giá trị vật chất và tinh thần, góp phần hoàn thiện các quan hệ xã hội và nhân cách con người. Tri thức khoa học ngày càng thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội, góp phần phát triển các khoa học tương ứng với các hình thái đó.
Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội do Đảng ta khởi xướng đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Tuy nhiên, tính chất khó khăn và phức tạp của sự nghiệp đổi mới cũng như chiều sâu và tầm cỡ của nó đang đặt ra rất nhiều vấn đề lý luận lớn lao và gay cấn, đòi hỏi phải được giải quyết. Lý luận trở thành thiết thân đối với sự nghiệp đổi mới, với toàn bộ vận mệnh của đất nước. Trong thời gian gần đây, trên các mạng xã hội, internet, các blogs, trang
web xuất hiện nhiều thông tin vu cáo, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ, hạ uy tín của một số cán bộ, đưa tin kích động gây chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng lớn đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng. Tác động đến tâm lý, tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ, sự tác động của các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc đó diễn ra hết sức phức tạp. Mục đích của hoạt động này là nhằm hạ uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, kích động gây mâu thuẫn trong nội bộ, gây hiểu nhầm trong dư luận. Đây là chiêu thức trong hoạt động chống Đảng và Nhà nước của các thế lực thù địch nhằm thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình".
Những luận điệu của các thế lực thù địch tập trung vào tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phủ nhận thành quả cách mạng, vu cáo, xuyên tạc, kích động gây mâu thuẫn nội bộ, bôi nhọ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước bằng các thủ đoạn bí mật, lặng lẽ, ngấm ngầm tạo dư luận tiêu cực trong quần chúng nhân dân bằng nhiều thể loại, hình thức báo chí, hồi ký, tùy bút, tác phẩm văn học nghệ thuật, tiểu thuyết v.v.. Cho nên lý luận chính trị cần chỉ rõ những tư tưởng sai trái, cực đoan muốn từ bỏ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thay thế vào đó là hệ tư tưởng tư sản và con đường tư bản chủ nghĩa, cũng như các quan niệm sai trái như phủ định sạch trơn mọi giá trị, mọi thành tựu của chủ nghĩa xã hội trong suốt mấy chục năm qua, âm mưu bóp méo, xuyên tạc lịch sử cách mạng, chia rẽ Đảng với nhân dân, kích động những người có tâm trạng bất mãn, v.v..
Giai đoạn hiện nay của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi “Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và góp phần phát triển lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức của mình để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra” [13,tr.5]. Vì vậy, chưa bao giờ lý luận lại cần thiết và có tầm quan trọng lớn lao như hiện nay.
1.2.2.2.Lý do phải nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ huyện trong giai đoạn hiện nay
Là do cách mạng là sáng tạo, không sáng tạo thì cách mạng không thể thành công. Không bao giờ có một công thức duy nhất về cách tiến hành cách mạng. Điểm mấu chốt của phương pháp chính là sức sáng tạo, hay chính là phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra. Đảng đã xác lập phương pháp cách mạng sáng tạo, đúng đắn, hiệu quả. Thành tựu đạt được trong lý luận của Đảng còn thể hiện ở chỗ xác định hệ mục tiêu cho công cuộc đổi mới, "Đó là xác định mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giải quyết các vấn đề xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, đối ngoại; phát triển lý luận về phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa...".
Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, "cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ". [20, tr.131]. Thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc, cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc đang diễn ra gay go và phức tạp, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển nhanh chóng thìnâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ càng trở nên quan trọng. Chỉ có bằng tư duy lý luận mới có thể giải thích được tính chất đa dạng, phức tạp và đầy mâu thuẫn của thời đại.
Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ trong giai đoạn hiện nay là một quá trình khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải đấu tranh với tính bảo thủ, trì trệ và sức ỳ của những quan niệm lý luận. Tính phức tạp của cuộc đấu tranh tăng lên khi những nhận thức cũ, lỗi thời gắn với cơ chế quản lý xã hội lạc hậu, với những con người mang nặng chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, đầu óc
bảo thủ; khi những tư tưởng thù địch, phản động đan xen với những tư tưởng cực đoan của những con người tiêu cực.
Hai "căn bệnh" mà cán bộ, đảng viên ta ít nhiều mắc phải là bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm. Biểu hiện của bệnh giáo điều là bệnh sách vở, nắm lý luận chỉ dừng ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”, hiểu lý luận một cách trừu tượng mà không thâu tóm được thực chất cách mạng và khoa học của nó, nặng về diễn giải những gì đã có sách vở mà không bám sát thực tiễn, thoát ly đời sống hiện thực; tiếp nhận những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học một cách đơn giản, phiến diện mang tính chất cảm tính, từ đó, biến chúng trở thành những tín điều mà không xuất phát từ điều kiện lịch sử - cụ thể của thực tiễn đất nước; xa rời thực tiễn sinh động lối tư duy bắt chước, sao chép, rập khuôn những "cái mới" từ nước ngoài, bất chấp thực tế lịch sử, truyền thống, văn hóa và hoàn cảnh cụ thể của dân tộc ta.
Bệnh giáo điều ở nước ta có nhiều nguyên nhân: do yếu kém về trình độ của cán bộ, đảng viên; do tác động tiêu cực của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; Để khắc phục và ngăn ngừa bệnh giáo điều có hiệu quả, chúng ta phải từng bước nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; phát huy dân chủ; hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quán triệt tốt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn v.v..
Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tuởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường, hạ thấp vai trò lý luận khoa học. Người mắc bệnh kinh nghiệm thường có thái độ thỏa mãn với kinh nghiệm bản thân, không chịu học tập nâng cao trình độ lý luận, coi thường khoa học - kỹ thuật, coi nhẹ vai trò của cán bộ lý luận, của đội ngũ trí thức; dễ rơi vào lối suy nghĩ giản đơn, tư duy áng chừng, đại khái; trong hoạt động thực tiễn thì mò mẫm, sự vụ, thiếu nhìn xa trông rộng, v.v..
Nguyên nhân bệnh kinh nghiệm ở nước ta là sự yếu kém về lý luận là một nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu của bệnh kinh nghiệm, do chúng ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, trình độ dân trí thấp,
khoa học - kỹ thuật chưa phát triển; ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu tư sản v.v.. Để khắc phục và ngăn ngừa bệnh kinh nghiệm, chúng ta phải từng bước nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; từng bước khắc phục tư tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu tư sản;
Để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới tư duy lý luận, cần tạo bầu không khí dân chủ trong xã hội, tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, tạo hệ thống thông tin chính xác; tự phê bình và phê bình được tiến hành một cách thường xuyên và nghiêm túc, cảnh giác với việc lợi dụng dân chủ để xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, tuyên truyền những tư tưởng lạc hậu, phản động.
Về trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ trước nhiệm vụ mới
Cán bộ cần được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về lý luận, thực tiễn và một số kỹ năng, góp phần củng cố nhận thức về chính trị - xã hội, lập trường cách mạng; xây dựng tầm nhìn và tư duy chiến lược, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, tác phong, trách nhiệm công vụ của người cán bộ lãnh đạo cấp huyện của Đảng, Nhà nước trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Trong những năm qua, công tác tư tưởng, công tác lý luận được Đảng ta hết sức chú trọng. Coi đổi mới tư duy lý luận là khâu đột phá, là điều kiện và tiền đề cho những đổi mới trong hoạt động thực tiễn. Công tác tư tưởng, lý luận đã góp phần không nhỏ vào những thành công của công cuộc đổi mới. Nhưng công tác tư tưởng, lý luận, tổ chức cán bộ nhìn chung vẫn có nhiều yếu kém, bất cập. "Công tác lý luận chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cách mạng, chưa làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới để phục vụ việc hoạch định chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tư tưởng trong xã hội"[32,tr.61].
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có thể bằng nhiều hình thức phong phú khác nhau như: tổng kết thực tiễn, gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất, tăng cường hợp tác giữa các nhà lý luận và các nhà hoạt động thực tiễn, v.v..
Qua tổng kết thực tiễn mà sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh đường lối, chính sách, phát triển lý luận để chỉ đạo sự nghiệp đổi mới xã hội. Việc bám sát những vấn đề thực tiễn, hướng vào thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn... là cái bảo đảm thành công cho đổi mới lý luận và đổi mới công tác lý luận. Công tác tổng kết thực tiễn phải bảo đảm các yêu cầu khách quan, khái quát cao và tính mục đích đúng đắn. Tổng kết thực tiễn để làm rõ và kết luận những vấn đề mới, bức xúc nảy sinh từ thực tiễn. Từng bước cụ thể, bổ sung, phát triển đường lối, chính sách của Đảng. Đấu tranh với những khuynh hướng tư tưởng sai trái làm cho lý luận góp phần quan trọng trong việc tăng cường sự thống nhất tư tưởng và hành động trong Đảng; tạo cơ sở khoa học giúp Đảng và Nhà nước có những quyết định lãnh đạo, quản lý đúng đắn.
"Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Hai là, tiếp tục đổi mới công tác tư tưởng, lý luận: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao tính chiến đấu và hiệu quả của công tác tư tưởng. Đổi mới công tác tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ; tích cực chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, chủ động, kịp thời ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch.
Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn làm sáng tỏ những vấn đề xuất hiện trong quá trình đổi mới, làm tốt chức năng định hướng cho hoạt
động thực tiễn, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị và học tập nghị quyết của Đảng đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
Kết luận chương 1
Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộchủ chốt cấp huyện là việc làm cấp bách và cần thiết. Bởi vì, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện là người đại diện Đảng - Nhà nước, là người trực tiếp tổ chức, triển khai và vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do vậy, trình độ lý luận chính trị thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu, vận dụng đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách thụ động, kém hiệu quả, thậm chí dẫn đến nhiều sai phạm. Không ít số cán bộđã vi phạm và bị xử lý kỷ luật, nguyên nhân cán bộ, vi phạm là do bị hạn chế bởi trình độ lý luận chính trị, từ đó dẫn đến suy thoái về đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, hách dịch, quan liêu, xa rời quần chúng, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Việc vận dụng những kiến thức lý luận nói chung, lý luận chính trị nói riêng còn phụ thuộc vào năng lực cụ thể của từng người, từng vị trí công tác. Thực tế cho thấy, không phải cán bộnào khi đã được học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị thì cũng lãnh đạo, quản lý tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị. Nhưng phải khẳng định một điều rằng: Đa số cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp đã qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị thì khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao hơn, tốt hơn và ít vi phạm hơn so với số cán bộ, chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị. Cho nên việc đào tạo, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ nói chung, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện là hết sức cần thiết, vừa mang tính cấp thiết lại vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Chương 2
THỰC TRẠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊCHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH