Công tác nâng cao trình độ lý luận chínhtrị và công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý huyện Thủ Thừa,

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 80)

tỉnh Long An

Huyện Thủ Thừa đã đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, huyện đã “đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt” và “dành kinh phí thoả đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ” vào điều kiện cụ thể của huyện, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quy định về chế độ phụ cấp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ công chức, viên chức được cử đi học nhằm khuyến khích động viên, thu hút cán bộ cơ sở đi học nâng cao trình độ nói chung, trình độ chính trị nói riêng. Theo số liệu điều tra đã đề cập, đại đa số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện đã được đào tạo, bồi dưỡng và có trình độ lý luận chính trị nhất định. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn và có trình độ trung cấp lý luận chính trị theo quy định số 54-QĐ/TW của Bộ Chính trị là chưa cao. Số cán bộ đã được đào tạo qua chương trình trung cấp lý luận chính trị nhìn chung có kiến thức tương đối toàn diện về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh các kiến thức về xây dựng Đảng

công tác dân vận, Nhà nước và pháp luật, nghiệp vụ công tác Đảng, chính quyền … được cập nhật kịp thời kiến thức lý luận và thông tin mới. Đó là hiểu biết cơ bản giúp họ có thể vận dụng có hiệu quả trong lãnh đạo chỉ đạo. Hiệu quả của việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý không chỉ thể hiện ở chứng chỉ, bằng cấp mà ở phẩm chất và năng lực thực tế của cán bộ. Có trình độ lý luận chính trị là cơ sở để họ quán triệt một cách sâu sắc hơn đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đánh giá, nhận xét, giải quyết công việc cụ thể, khách quan, toàn diện hơn, giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo đạt hiệu quả rõ rệt hơn, bản thân người cán bộ tự tin hơn trong công tác. Từ đó, có thêm được kinh nghiệm về cách thức tổ chức thực hiện các Nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước xuống tận nhân dân; chú trọng chăm lo đến đời sống nhân dân địa phương về mọi mặt: Từ phát triển sản xuất đến văn hoá, giáo dục, y tế, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, phát huy mọi khả năng của cơ sở để xây dựng địa phương vững mạnh. Cán bộ lãnh đạo, quản lý, thường gần gũi quần chúng hơn, bản thân ngày càng thêm hoàn thiện về nhân cách, thực hiện tốt chức năng lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt, là họ có sự trưởng thành rõ rệt về lập trường tư tưởng chính trị, có bản lĩnh chính trị vững vàng, lề lối làm việc khoa học hơn, dân chủ, khiêm tốn, có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ được giao, đa số đều có thể đảm nhận những công tác khác nhau.

Tuy nhiên, cùng với số cán bộ cấp cơ sở đã được đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị thì số cán bộ lãnh đạo, quản lý còn phải tiếp tục đưa đi đào tạo theo yêu cầu còn chiếm tỷ lệ cao. Theo số liệu của Ban tổ chức Huyện ủy và phòng Nội vụ huyện tính đến 20/5/2015, số cán bộ chưa được đào tạo lý luận chính trị: 21,96% uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện chưa có trình độ cao cấp chính trị; 9,09% cán bộ trưởng, phó các phòng, ban, Mặt trận - đoàn thể huyện; 9,5% giảng viên trung tâm bồi dưỡng chính trị còn chưa đạt chuẩn;16,9% các chức danh Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân, Phó Chủ

tịch ủy ban nhân dân xã, thị trấn phải tiếp tục đào trung, cao cấp chính trị; 56,93% trưởng các đoàn thể xã, thị trấn đào trung cấp chính trị.

Trong giai đoạn hiện nay, đi liền với nhu cầu của sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng cao, thì cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được đào tạo cơ bản, toàn diện về mọi mặt, nhất là về trình độ lý luận chính trị. Như vậy, để tiếp tục đào tạo cho được số cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa đủ tiêu chuẩn đòi hỏi phải có thời gian và cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, số cán bộ lãnh đạo, quản lý tuy đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị nhưng được đào tạo đã lâu, nhất là đối với số cán bộ nghỉ hưu về địa phương tham gia công tác. Họ có kinh nghiệm và kiến thức, song tâm lý chung là hoạt động cầm chừng, ngại làm các vụ việc phức tạp, ngại suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi cái mới và phần đông sức khoẻ bị hạn chế. Vì thế cũng làm ảnh hưởng đến tính tìm tòi sáng tạo trong hoạt động thực tiễn tại địa phương, làm cho địa phương mất đi tính chủ động và chậm đổi mới. Do đó, đối với số cán bộ này cũng cần phải đào tạo lại hoặc bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị mới, phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, nhằm tạo cho họ có nhận thức đúng, từ đó có hành động đúng. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ lý luận chính trị, trình độ học vấn, có kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết rộng thì sẽ giải quyết công việc thuận lợi. Ngược lại, sự yếu kém về lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ dẫn đến sự hạn chế trong việc nắm bắt nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, hạn chế về năng lực tư duy lý luận, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát thực tiễn. Sự yếu kém về trình độ lý luận là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh các căn bệnh chủ quan duy ý chí, giáo điều, kinh nghiệm. Vì thế, họ thường đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm và sự từng trải của bản thân để giải quyết mọi công việc theo cảm tính chủ quan của mình, dẫn đến tự thoả mãn với những kinh nghiệm “trường đời” của mình, ngại học tập, ngại nghiên cứu, thậm chí sợ học lý luận. Mặt khác, cán bộ lãnh đạo, quản lý lại luôn biến động qua các kỳ bầu cử, bổ nhiệm lại không ổn định trong suốt nhiệm kỳ, dẫn đến sự thay đổi

cán bộ lãnh đạo, quản lý. Hơn nữa có những cán bộ đã được đào tạo, bồi dưỡng nhưng không trúng cử, trong khi đó số người mới trúng cử lại chưa được đào tạo, bồi dưỡng và số cán bộ tái cử sau mỗi nhiệm kỳ thường lại được bố trí đảm nhận một chức danh khác nhau. Chính điều này cũng ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao trình độ về lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Trong giai đoạn hiện nay, nếu người cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng không có nhận thức cơ bản về lý luận chính trị thì không thể có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, dễ chệch hướng trong hành động. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nói và làm không đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, kích động, chia rẽ nội bộ, gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong khi đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý lại là người có vai trò dẫn dắt quần chúng. Vì vậy, trình độ lý luận chính trị thấp ảnh hưởng không nhỏ tới việc quán triệt và vận dụng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác, có thể còn dẫn đến sai phạm. Nguyên nhân của những sai phạm có nhiều, song một trong những nguyên nhân là do trình độ lý luận chính trị còn thấp kém, lại thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi phẩm chất chính trị nên đã không vượt qua được những thử thách của cơ chế mới, gây mất lòng tin đối với quần chúng nhân dân.

Thực tế cho thấy, không phải cán bộ lãnh đạo, quản lý nào được đào tạo cũng có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng của huyện trình độ các mặt còn nhiều hạn chế, nhất là trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý Nhà nước. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là trình độ lý luận chính trị là điều kiện hết sức cần thiết và đó là một trong những điều kiện để cán bộ lãnh đạo, quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thực trạng nêu trên về trình độ các mặt, đặc biệt là trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện Thủ Thừa cho thấy kiến thức và năng lực của phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng yêu cầu lãnh

đạo, quản lý của thời kỳ mới. Họ chỉ mới bước đầu thích nghi với cơ chế thị trường, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn hiện nay.

Để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ cấp lãnh đạo, quản lý cần phải được kết hợp từ nhiều yếu tố: nhận thức của cấp uỷ, quy hoạch, chế độ chính sách, sự quan tâm đầu tư của tỉnh, của các cấp, các ngành, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của bản thân mỗi cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm đề bạt, khắc phục tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo.

Dưới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền, trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã có những chuyển biến tích cực, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, Đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý ngày càng được đẩy mạnh. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho hệ thống chính trị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, hệ thống nhà trường, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đã được tổ chức sắp xếp lại, bảo đảm thống nhất trong quản lý chuyên môn và tổ chức bộ máy.

Trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, đã tổ chức hoạt động đào tạo đi vào nề nếp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trường chính trị tỉnh là nơi có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở và đào tạo cán bộ dự nguồn các chức danh nêu trên. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, xác định rõ mục tiêu, đối tượng đào tạo, với điều kiện và khả năng hiện có, trong những năm qua, trường chính trị tỉnh đã tập trung mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng giành cho các đối tượng chính đó là đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cơ quan chuyên môn, các ngành, đoàn thể. Cùng với việc tâp trung mở lớp đào tạo cho đối tượng chính, nhà trường đã coi trọng mở các lớp bồi dưỡng cho các chức danh.

ST T Năm đào tạo Lớp đảng viên mới Lớp cảm tình đảng Lớp sơ cấp chính trị Lớp trung cấp chính trị Lớp cao cấp chính trị 1 2010 01 lớp: 76 học viên 01 lớp: 79 học viên - - - 2 2011 02 lớp: 143 học viên 03 lớp: 309 học viên 01 lớp: 85 học viên 10 học viên 10 học viên 3 2012 02 lớp: 151 học viên 02 lớp: 202 học viên - 36 học viên 08 học viên 4 2013 02 lớp: 182 học viên 02 lớp: 201 học viên 02 lớp: 141 học viên 32 học viên 08 học viên 5 2014 02 lớp: 133 học viên 02 lớp: 144 học viên 02 lớp: 129 học viên 40 học viên 08 học viên 6 3/2015 - 01 lớp: 88 học viên - - 01 học viên 7 Tổng số 09 lớp: 685 học viên 11 lớp: 1.023 học viên 05 lớp: 355 học viên 118 học viên 35 học viên

Nguồn: Ban Tổ chức huyện ủy; Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện 2015

Từ năm 2010 đến tháng 3/2015, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đã phối hợp Trường chính trị tỉnh mở nhiều lớp trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhiều lớp bồi dưỡng khác với nhiều hình thức mở lớp tập trung và tại chức mở tại trường và tại trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện. Cùng với việc tăng cường về số lượng, thực hiện đa dạng hoá hình thức mở lớp để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị thì nội dung chương trình đào tạo đã từng bước được bổ sung, đổi mới, chương trình đào tạo đã nhằm trang bị một cách cơ bản, tương đối có hệ thống những vấn đề về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức về xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, về công tác dân vận và nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý… Với cơ cấu, liều lượng kiến thức như trên, qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đã giúp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện và cơ sở nâng cao được năng lực tư duy lý luận, khả năng nắm bắt và triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao năng lực lãnh đạo, tổ chức hoạt động thực tiễn.

Đồng thời, với việc đổi mới về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, phương thức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đã được cải tiến và thực hiện theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, gắn nhà trường và xã hội, gắn việc học lý luận với việc phân tích lý giải các vấn đề thực tiễn, xử lý tình huống trong công tác lãnh đạo, quản lý.

Công tác quản lý đào tạo đã được coi trọng và ngày càng đi vào nề nếp. Trên cơ sở hệ thống quy chế quản lý đào tạo do Học viện Chính trị - Hành chính Hồ Chí Minh khu vực thành phố Hồ Chí Minh, ban hành, hướng dẫn, đã tổ chức và quản lý chặt chẽ quá trình dạy và học, về thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên. Thông qua các hoạt động này đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học lý luận chính trị. Công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn bước đầu đã được quan tâm, mà nội dung nghiên cứu hướng vào việc đổi mới

nội dung chương trình, tổ chức quản lý dạy và học, bổ sung và cụ thể hoá quy chế dạy và học tại trường Chính trị tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo trước mắt và lâu dài, việc đào tạo đội ngũ giảng viên, bồi dưỡng báo cáo viên lý luận chính trị đã được coi trọng; cùng với việc tăng cường bổ sung lực lượng giảng viên trẻ, đã tích cực tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giảng viên hiện có. Chủ động đưa giảng viên đi đào tạo sau Đại học, tích cực bồi dưỡng giảng viên về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy và xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên kiêm chức có chuyên môn sâu.

Cùng với những kết quả đạt được như đã nêu trên thì trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: chất lượng giảng dạy và học tập lý luận chính trị còn thấp so với yêu cầu. Tuy công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đã được đẩy mạnh và tăng nhiều về số lượng, song vẫn thiếu cán bộ có đủ năng lực, trình độ tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, nội dung chương trình

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w