Tình hình kinhtế-xã hội, văn hóa giáo dục, quốc phòng an ninh của huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 50)

Trên nền tảng kế thừa những thành quả đã đạt được của huyện Thủ Thừa, cùng với truyền thống đoàn kết trong toàn Đảng bộ được giữ vững và phát huy đã tạo điều kiện cho huyện Thủ Thừa phát triển nhanh và bền vững. Tuy tình hình suy giảm kinh tế kéo dài, hồi phục chậm. Thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường. Giá cả hàng hóa không ổn định, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Việc huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Việc làm, thu nhập của một bộ phận nhân dân thiếu ổn định. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ và nhân dân huyện Thủ Thừa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, với quyết tâm chính trị cao, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do Ban chấp hành Đảng bộ huyện đề ra.

Huyện Thủ Thừa từ khi chia tách (3/1983) đến nay đã từng bước khẳng định lợi thế lớn là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Long An. Trên lĩnh vực kinh tế có bước chuyển biến tích cực, tập trung sử dụng, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của huyện; huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế tiếp tục có bước phát triển. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,3%/năm. Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, huyện đã phát huy tốt tiềm năng, lợi thế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững. Vùng phía Nam, phát triển sản xuất lúa chất lượng cao (3 vụ), chăn nuôi gia súc gắn với phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ; vùng phía Bắc, chuyên canh cây lúa (2 vụ). Tổ chức lại sản xuất nông

nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất theo hướng sản xuất lớn, tập trung trên cây lúa với mô hình “Global GAP”, xây dựng “cánh đồng lớn”, “cánh đồng có giá trị kinh tế cao”.

Chương trình trọng điểm xây dựng nông thôn mới đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong nội bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân; thực hiện đồng bộ các tiêu chí nông thôn mới, cải thiện một bước hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, kinh tế nông nghiệp không ngừng phát triển; vai trò chủ thể của nông dân được phát huy, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Lĩnh vực Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp tuy quy mô còn ở mức thấp, nhưng tiếp tục phát triển, thương mại dịch vụ, đầu tư xây dựng cơ bản phát triển mạnh, huyện đã hoàn thành các tiêu chí đô thị loại V và phấn đấu đạt các tiêu chí của đô thị loại IV vào năm 2020. Huyện có 04 khu công nghiệpcó ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược vùng, tạo chuyển biến mạnh mẽ kết cấu hạ tầng, giúp huyện có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 9,9%/năm. Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2014 đạt 29,5 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 18,9%/năm, tăng chi ngân sách bình quân 14,42%/năm.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều đổi mới: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực; tập trung nâng cao chất lượng dạy và học; thực hiện tốt các chương trình mục tiêu về giáo dục và đào tạo. Chương trình kiên cố hoá trường lớp được quan tâm đầu tư, cơ sở vật chất từng bước đáp ứng yêu cầu dạy và học. Toàn huyện có 44 cơ sở giáo dục, bao gồm trường Mẫu giáo- Mầm non, trường phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp, trong đó có 23/44 trường đạt chuẩn Quốc gia (52,27%); huyện hoàn thành công tác phổ cập giáo dục - chống mù chữ (Bao gồm hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi); 100% trường học trong huyện đều có chi bộ Đảng.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm thực hiện tốt, chất lượng khám và điều trị không ngừng tiến bộ. Thực hiện tích cực các chương

trình y tế Quốc gia, ngăn chặn kịp thời các loại dịch bệnh nguy hiểm; công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đạt hiệu quả. Mạng lưới cộng tác viên y tế, y học cổ truyền cơ sở luôn được củng cố, kiện toàn. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt kết quả quan trọng, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, chung sức xây dựng nông thôn mới. Huyện có 07/12 xã- thị trấn đạt danh hiệu xã văn hóa (53,84%), ấp- khu phố văn hóa (60/60 ấp), gia đình văn hóa (97,1%), 02/12 xã- thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được nhân dân tích cực hưởng ứng.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chất lượng ngày càng tăng và vững chắc. Chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử từng bước nâng lên, không để xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Quốc phòng, nội chính luôn được tăng cường.

Huyện Thủ Thừa còn là một trung tâm Thương mại - Đô thị đầy tiềm năng, có vị trí trung tâm trong giao lưu kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống giao thông, thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, thuận lợi về đường bộ, đường thuỷ, có thể giao thương dể dàng với các trung tâm đô thị lớn.

2.2. Trình độ lý luận chính trị và công tác giáo dục lý luận chính trịcủa đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý chủ chốt huyện Thủ Thừa, tỉnh Long

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 50)