Đổi mới phương pháp dạy và học lý luận chính trịcho độingũ cán bộ huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 102)

3.2.3.1. Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giảng viên và hướng dẫn việc tự học, tự nghiên cứu của người học

Bêcơn (1561- 1626) là nhà Triết học kinh viện người Anh cho rằng: “Phương pháp là ngọn đuốc soi đường cho lữ hành đi trong đêm tối”. Đồng thời, Đờcát (1596- 1650) là nhà Triết học duy lý cũng khẳng định: “Suy cho cùng thì người này hơn người kia là ở phương pháp”. Trong giáo dục hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy và học nói chung, dạy và học lý luận chính trị nói riêng, nhưng với xu thế toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, đòi hỏi mỗi giảng viên, báo cáo viên phải luôn luôn năng động, sáng tạo và tìm tòi chọn lựa cho mình một phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả cho từng bài học, thích hợp từng đối tượng tiếp thu và lĩnh hội tri thức.

Để tránh tình trạng học viên nghe một chiều, nhàm chán trong giờ học, thiếu tập trung như vừa qua, Đây không phải là tình trạng cá biệt của huyện mà

là của đại đa số môn giáo dục lý luận chính trị của các trường, các trung tâm bồi dưỡng chính trị trong nước. Việc sử dụng phương pháp “Thầy giảng trò nghe”, “Thầy đọc trò chép”, dạy chay, học chay, nhồi nhét kiến thức phương pháp này không kích thích được tư duy độc lập sáng tạo của học viên, dẫn đến sự nhàm chán trong việc tiếp thu thông tin, chất lượng hiệu quả bài giảng, chất lượng tuyên truyền sẽ không cao.

Cần phải đổi mới phương pháp dạy và học, đòi hỏi chúng ta vận dụng có hiệu quả phương pháp nêu vấn đề. Thực chất của phương pháp này là người giảng phải đặt những phương thức sắp truyền đạt vào một tình huống có vấn đề để nhằm tạo ra những mâu thuẩn trong quá trình nhận thức của người học, nhằm lôi cuốn sự suy nghĩ để tiếp cận, gợi mở giúp cho học viên nắm chắc kiến thức. Lẽ dĩ nhiên, trong quá trình giảng dạy tùy theo từng đối tượng và từng nội dung của bài giảng… giảng cần phải có những phương pháp thích hợp và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp. Từ đó bài giảng mới không gò ép mà trở nên sinh động, hấp dẫn.

Tuy nhiên, trong giảng dạy thì không thể thiếu được phương pháp dạy truyền thống, vì giảng viên phải chuyển tải nội dung cơ bản của bài đến với học viên, một số khái niệm, nguyên lý, quy luật… phải được phân tích, lý giải và chứng minh, song nếu chỉ sử dụng phương pháp này thì hiệu quả bài giảng không cao, để đảm bảo chất lượng bài giảng đòi hỏi giảng viên, báo cáo viên phải kết hợp các phương pháp giảng dạy như: Phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học cùng tham gia, kết hợp với việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật trợ giảng hiện đại. Tùy theo nội dung bài giảng, đối tượng học tập từ đó lựa chọn phương pháp thích hợp. Vì vậy, cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện tự học, tự nghiên cứu

- “Phương pháp giảng dạy và học tập phải sinh động, mềm dẻo, có thực tiễn và phù hợp với từng cấp; tạo được hứng thú và trách nhiệm cho người dạy và học; người học thích học hơn, có trách nhiệm phải học; người dạy có hứng thú hơn, có trách nhiệm cao hơn”[17,tr.4].

3.2.3.2.Đổi mới phương pháp giảng dạy để khơi dậy và nêu cao ý thức độc lập suy nghĩ của học viên

Muốn khơi dậy và nêu cao ý thức độc lập suy nghĩ, tự do tư tưởng của học viên, chúng ta cần áp dụng phương pháp nêu vấn đề, để làm tốt đòi hỏi giảng viên xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của từng bài, những vấn đề cần nắm vững từ đó vận dụng vào thức tiễn cuộc sống, môi trường công tác; nghiên cứu kỹ tài liệu để phát hiện và tạo ra những tình huống có vấn đề của bài giảng. Sau khi tạo được tình huống có vấn đề, giảng viên, báo cáo viên chuyển sang diễn đạt vấn đề học tập dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề hoặc các bài tập nêu vấn đề để học viên giải quyết các vấn đề đặt ra. Ta có thể nói quá trình dạy học nêu vấn đề, giải quyết vấn đề học tập, phát hiện mâu thuẫn mới…, toàn bộ nội dung bài học phải được kết cấu thành hệ thống câu hỏi liên tiếp và nâng dần sự hiểu biết của người tiếp thu vấn đề và chuẩn bị trước một số tình huống câu giải đáp mang tính nhất quán, trong quá trình học, học viên không tiếp thu thụ động mà cùng với giảng viên, báo cáo viên tìm các phương pháp để giải quyết vấn đề. Ở đây ghi nhớ kiến thức không còn là mục tiêu nữa, mà là phương tiện rèn luyện tư duy sáng tạo, tự do tư tưởng. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và phải tự do tư tưởng” [25, tr. 216].

Để rèn luyện tư duy sáng tạo, tự do tư tưởng trong dạy học nêu vấn đề cũng được thực hiện bằng cách nêu ra câu hỏi song nó khác với câu hỏi phát vấn ở chỗ, câu hỏi không bao giờ đặt ra một cách lẻ loi mà nó nằm trong hệ thống có tính lôgic, các câu hỏi không phải để kiểm tra tri thức mà câu hỏi để tìm cách giải quyết vấn đề.

Việc chuẩn bị bài giảng theo phương pháp học nêu vấn đề phải được giảng viên chuẩn bị hết sức chu đáo, phải soạn được “kịch bản” dạy học. Để đáp

ứng được phương pháp này đòi hỏi phải cải tiến nội dung chương trình bồi dưỡng phù hợp, có tài liệu hướng dẫn tham khảo và các loại bài tình huống nêu ra, được giảng viên, báo cáo viên tổ chức một cách khoa học, sư phạm mới đạt hiệu quả cao. Phương pháp dạy học cùng tham gia hay phương pháp lấy người học làm trung tâm tạo cơ hội cho học viên tham gia vào quá trình dạy và học. Cốt lõi của phương pháp này là sự trao đổi, chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của giảng viên và học viên không thông qua hành vi học và hành, do đó phương pháp này giúp học viên tiếp thu bài nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu các kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Việc áp dụng phương pháp dạy học cùng tham gia hoàn toàn phù hợp với các lớp bồi dưỡng chuyên môn ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị, học viên tiếp thu được những kiến thức theo yêu cầu cuộc sống và công việc của người học, trong khi học viên hoàn toàn chủ động tham gia gia vào quá trình học tập, được trao đổi thông tin đa chiều, buộc mọi người phải suy nghĩ và giúp đở lẫn nhau học tập, học viên được rèn luyện kỹ năng và học viên sẽ thấy bình đẳng, tự tin. Ví dụ khi giảng chương trình bồi dưỡng cấp ủy viên và bí thư đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện ủy- Đảng ủy chúng ta có thể cho học viên thảo luận về cách thức, quy trình tiến hành ở đơn vị học viên. Sau đó giảng viên, báo cáo viên định hướng cách làm đúng, chỉ ra cách thức, quy trình sai, như vậy học viên sẽ học tập tốt hơn rất nhiều so với giảng viên, báo cáo viên truyền đạt thông tin một chiều.

Phương pháp giải quyết các vấn đề phức tạp được phát triển vào năm 1940 bởi ông Alex Osborn - Ủy viên Ban chấp hành một hãng quảng cáo của Mĩ. Ông cho rằng: Bất cứ ai cũng có thể học được cách đưa ra các giải pháp có tính sáng tạo cho những vấn đề phức tạp khác nhau”. Sự khai trí này còn được ông đặt vấn đề như sau: “Đã bao giờ một ý tưởng hay giải pháp chợt loé lên trong đầu bạn ngay sau khi bạn ngừng suy nghĩ về vấn đề đó chưa?. Sự mở mang trí óc là tia sáng chợt loé lên ở bên trong, là ngọn đèn soi sáng trong tâm

trí bạn. Nó có thể nảy sinh ở bất cứ đâu và bất kể lúc nào cho dù bạn đang ở trong rạp chiếu phim hay đang cắt cỏ.

Lúc sử dụng phương pháp giảng dạy cùng tham gia, giảng viên, báo cáo viên cần lưu ý đến khả năng của học viên. Nếu kiến thức khó, học viên cảm thấy thiếu tự tin, ngại thể hiện mình, hoặc có những vấn đề giảng viên, báo cáo viên đưa ra không liên quan đến kiến thức và công việc của học viên thì họ sẽ ngại khi tham gia trao đổi, tranh luận. Do đó giảng viên, báo cáo viên phải biết chọn nội dung khi sử dụng phương pháp dạy học cùng tham gia cho phù hợp.

Ngoài việc kết hợp phương pháp dạy học truyền thống, dạy học nêu vấn đề và dạy học cùng tham gia chúng ta có thể kết hợp phương pháp giáo dục mới với việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật trợ giảng hiện đại.

Phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác giáo dục lý luận chính trị hiện nay, ngoài bảng đen, phấn trắng, micơrô, còn bao gồm: máy tính, bảng điện tử, máy chiếu Projector… Tuy nhiên, thiết bị hữu hiệu nhất hiện nay là máy chiếu Projector có thiết bị máy vi tính đi kèm. Thiết bị này, hiện nay phổ biến và giá thành vừa phải, lại phục vụ hiệu quả nhất cho công tác giáo dục lý luận chính trị.

Với việc sử dụng phương tiện máy chiếu Projector đòi hỏi giảng viên, báo cáo viên khi soạn bài phải nhận thức sâu sắc, có khả năng khái quát cao, chính xác các tri thức để tạo nên các slide (chưng cất, cô đặc kiến thức) và phải sử dụng thành thạo máy vi tính, nhất là chương trình powerpoit.

Khi sử dụng máy chiếu projector, giảng viên, báo cáo viên phải linh hoạt, đổi mới tư duy và tác phong làm việc theo hướng hiện đại và cập nhật hơn. Điều này cũng cho phép giảng viên, báo cáo viên khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tư liệu mạng. Đối với học viên cũng buộc phải tiếp cận với phương tiện kỹ thuật. Do đó, sẽ tăng khả năng tiếp thu kiến thức qua nghe trực quan. Đương nhiên, sự giao diện giữa giảng viên và học viên sẽ năng động hơn.

Trong sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại cũng cần tránh tình trạng lạm dụng, thái quá. Phải lồng ghép các phương pháp giáo dục khác nhau, tránh tình

trạng trước khi có phương tiện thì đọc bài giảng “ không công khai” còn nay là đọc bài giảng công khai trên máy. Cần khẳng định rằng, thiết bị kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được con người. Sử dụng phương tiện kỹ thuật không hề làm giảm vai trò của nhà giáo dục, trái lại nó càng tôn vinh vai trò của người thầy tổ chức giáo dục lý luận chính trị bằng các phương tiện hiện đại, qua đó tăng cường sự trao đổi giữa giảng viên, báo cáo viên và học viên, giảm thiểu việc tiếp xúc không hữu ích, tăng chất lượng giáo dục.

3.2.3.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải bám yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra của từng cơ quan, đơn vị, địa phương

Kiến thức hàn lâm của giáo trình, của nội dung chương trình sách giáo khoa thì không thể thiếu được, nhưng trên cơ sở, nền tảng ấy, chúng ta phải bám sát những yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra của từng địa phương, đơn vị như: điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như những yêu cầu cụ thể khác của từng vùng, miền, từng đối tượng cụ thể, mà xây dựng phương pháp tổ chức lớp, phương pháp giảng dạy thích hợp. Giả sử như sử dụng phương pháp dạy học “Cùng tham gia” đòi hỏi giảng viên phải có kiến thức, hiểu sâu, rộng và đúng nội dung mang tính đặc thù, vừa mang tính cụ thể, thiết thực cần truyền đạt, biết chuyển giao chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm… với học viên, đừng để lý luận tách rời thực tiễn. Hỗ trợ, hướng dẫn học viên về mặt phương pháp luận.

Cách thức tiếp cận thực tiễn, phương pháp này làm như thế nào cho hiệu quả, đương nhiên phải biết cách vận dụng tri thức đó vào cuộc sống, biết cách gợi mở, tạo ý tưởng mới cho học viên như tạo trạng thái xung đột, tranh luận, nêu vấn đề đặt câu hỏi, giảng viên phải là người thúc đẩy quá trình học tập của học viên, giúp họ khám phá và tự rút ra những điều giảng viên cần gảng. Giảng viên biết họ tạo môi trường tích cực học tập, sáng tạo của học viên, biết hướng dẫn cho học viên hoặc cho nhóm học viên hoạt động, định hướng hoạt động thực tiễn của con người, phản ánh được hơi thở của cuộc sống ở cơ sở. Lúc ấy, giảng viên lý luận chính trị là người đưa được lý luận trở về với thực tiễn để kiểm

nghiệm chân lý, thực tiễn trong minh họa lý luận chính trị mang tính điển hình, tiêu biểu, đại diện cho cái chung, không là những thực tiễn riêng lẽ, cá biệt nữa.

Khi giảng dạy phải bám yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra của từng địa phương, đơn vị giúp cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị phải có vốn sống phong phú, hiểu biết nhiều về đời sống xã hội. Bởi vì, “Không có vốn sống, không có hiểu biết về đời sống xã hội thì người giảng viên không thể thực hiện tốt phương châm lý luận với thực tiễn, không thể gợi ý cho người học suy nghĩ giải quyết các vấn đề của thực tiễn” [33, tr. 235].

Trong quá trình dạy học phải gắn với tăng cường nghiên cứu thực tế, Tham quan, góp phần đa dạng hóa phương thức đào tạo gắn với thực tiễn cuộc sống; kết hợp hình thức đào tạo chính quy với các hình thức khác cho từng loại cán bộ; vừa bồi dưỡng và trang bị kiến thức cơ bản cho học viên vừa hướng dẫn kỹ năng thực hành trong lao động sản xuất, trong phong trào quần chúng. Có như vậy sẽ cải tiến phương pháp bằng cách giảm quá nhiều thời gian thuyết trình, kéo dài thời gian trao đổi, đối thoại, phỏng vấn khi học viên kém hào hứng hoặc sử dụng các phương tiện trình chiếu hiện đại chỉ để thay đổi phương pháp từ “đọc chép” sang “nhìn chép”, hiệu quả rất thấp.

3.2.4. Đổi mới nội dung giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý chủ chốt huyệnThủ Thừa, tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 102)