Tăng cường chất lượng độingũ cán bộ, giảng viên, báo cáo viên của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 96)

3.2.2.1. Xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị phát huy tính tích cực tự giác trong việc nâng cao trình độ lý luận chính trị:

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị ở địa phương thì đòi hỏi Ban Thường vụ Huyện ủy phải có kế hoạch, có quy hoạch kiện toàn tổ chức bộ máy của Trung tâm bồi dưỡng chính trị, phải xem công tác cán bộ là nhân tố quyết định toàn bộ mọi hoạt động của Trung tâm. Đồng thời, thực hiện nghiêm Quyết định 185-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương nhằm xác định đúng vị trí Trung tâm bồi dưỡng huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy và Ủy ban nhân dân cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ huyện ủy. Bên cạnh đó, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình để tổ chức đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị trên địa bàn huyện.

Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và phẩm chất đạo đức lối sống đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời kỳ mới, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chú trọng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, đảm bảo cán bộ trong hệ thống chính trị ngang tầm với nhiệm vụ chính trị và tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc thủ tục quy định theo phương châm “động” và “mở”, phát huy tính dân chủ, công khai khắc phục tư tưởng định kiến, hẹp hòi hoặc quá cầu toàn.

Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chi bộ Đảng ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, vì đây là hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo bằng định hướng chính trị, tư tưởng và tổ chức. Sự lãnh đạo đó phải được thể hiện thông qua các nghị quyết của chi bộ. Chi bộ ban hành nghị quyết phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm bồi dưỡng chính trị để phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Nghị quyết tập trung vào lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xây dựng các bộ phận chuyên môn của Trung tâm hoạt động có hiệu quả, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động tốt. Khi đã có nghị quyết của

chi bộ phải tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ cho đảng viên, quản lý, kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của chi bộ và đảng viên.

Phát huy hơn nữa vai trò Ban Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết của chi bộ, xây dựng quy chế hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng chính trị, phân công nhiệm vụ cụ thể cho giảng viên, xây dựng mối quan hệ hợp tác, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng, ban ngành đoàn thể huyện, đặc biệt là làm tốt công tác kiểm tra, quản lý việc thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ cho học viên, phát huy được năng lực sở trường của từng thành viên, thực hành tiết kiệm chống tham ô lãng phí, xây dựng bộ máy vững mạnh, quản lý có hiệu lực, hiệu quả.

Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy lựa chọn giảng viên, báo cáo viên đủ tiêu chuẩn và năng lực là một vấn đề cực kỳ quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng của giảng viên, báo cáo viên. Chất lượng giảng viên, báo cáo viên quyết định rất lớn đến chất lượng hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Vì vậy Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy cần lựa chọn đội ngũ giảng viên, báo cáo viên đủ tiêu chuẩn và có năng lực thực tế.

Giám đốc và Phó Giám đốc ngoài tiêu chuẩn chung của giảng viên lý luận chính trị còn phải đạt thêm các tiêu chuẩn sau mới có thể hoàn thành xuất sắc được vai trò trách nhiệm của mình như: Có năng lực quản lý về chuyên môn, có thời gian giảng dạy lý luận chính trị tối thiểu từ 5 năm trở lên và được cơ quan quản lý trực tiếp xếp loại tốt về năng lực và hiệu quả quản lý; có ý thức trách nhiệm cao trước tổ chức, trước nhiệm vụ được giao, có uy tín và khả năng tập hợp đoàn kết cán bộ giảng viên và biết phát huy năng lực sở trường của cán bộ; có khả năng lãnh đạo hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ của Trung tâm bồi dưỡng chính trị.

3.2.2.2. Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức của Trung tâm bồi dưỡng chính trị

Tiếp tục kiện toàn sắp xếp lại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện và đội ngũ giảng viên, báo cáo viên của Trung tâm thật sự là “Trung tâm lý luận”; khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn, phân tán, trùng lắp và kém hiệu quả, định hướng vừa đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên đạt chất lượng, hiệu quả cao, vừa đề xuất, tư vấn cho lãnh đạo huyện, vừa phản biện cho những chủ trương, giải pháp của địa phương, đáp ứng kịp thời những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cho sự nghiệp đổi mới của địa phương. Thực hiện theo đúng qui chế giảng viên kiêm chức (báo cáo viên) của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện. Hàng quý tổ chức hội thảo Tổ giảng viên kiêm chức để kiểm tra, đánh giá phương pháp giảng dạy, giáo án (khi đứng lớp bắt buộc giáo viên phải có giáo án, thực hiện giáo án điện tử hóa đã được Ban Tuyên giáo Huyện ủy phê duyệt, Trung tâm bồi dưỡng chính trị lưu giữ 01 bản để theo dõi nội dung và phương pháp), áp dụng phương pháp dạy học tích cực cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Đa dạng hóa hình thức đào đạo, bồi dưỡng, tăng cường mở lớp đào tạo tập trung tại trung tâm. Tăng cường và làm tốt công tác quản lý đào tạo, nhất là quản lý chất lượng, nội dung và tổ chức các lớp tại chức.

Giảng viên kiêm chức cần nắm vững đặc điểm của từng lớp, từng đối tượng đặc biệt là trình độ học vấn, tâm lý học viên, tâm lý lứa tuổi, nghề nghiệp nhu cầu cần tiếp thu thông tin để có phương pháp giảng dạy thích hợp. Sau mỗi lớp học lãnh đạo tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm, đi sâu vào các nội dung chất lượng dạy và học, chất lượng quản lý học viên, các vấn đề liên quan đến lớp như việc chuẩn bị cơ sở vật chất, cách thức phục vụ, kinh phí đảm bảo cho lớp học.

Giảng viên kiêm chức phải soạn giáo án giảng bài theo sự phân công của giám đốc, lưu các báo cáo tổng kết lớp do giảng viên quản lý. Ngoài các loại sổ sách riêng cho từng chức danh cán bộ, giảng viên của trung tâm (cả lãnh đạo) đều phải có các loại sổ sách sau: Sổ dự giờ, sổ ghi chép cá nhân (ghi chép các hoạt động chuyên môn), các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, các giáo án bài giảng được phân công.

Đội ngũ giảng viên kiêm chức của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện phải tự khẳng định vị trí, vai trò của mình là vô cùng quan trọng, có lúc phải biết thể hiện cả hai vai trò như là một chuyên gia và là một người hướng dẫn viên, cả hai vai trò này phải được thể hiện một cách linh động, khi là một người hướng dẫn, khi là một chuyên gia, khi thì đóng cả hai vai trò một cách linh hoạt và nhạy bén để có thể giúp học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức.

Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức phải thực sự là những người tâm huyết với nghề nghiệp và có kiến thức sâu rộng. Để đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị có kết quả, trước hết phải tự nhìn lại mình về kiến thức chuyên ngành, liên ngành và phương pháp giảng dạy, rút kinh nghiệm đồng thời phải bổ sung những phần còn yếu, còn thiếu. Mỗi giảng viên phải tự mình ý thức việc tự học để không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ; ngoài chuyên ngành của mình phải có kiến thức rộng về các chuyên ngành khác.

3.2.3. Đổi mới phương pháp dạy và học lý luận chính trịcho đội ngũcán bộ huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 96)