1.1.5.1. Khái niệm giáo dục lý luận chính trị Khái niệm giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội. Giáo dục làm nảy sinh mối quan hệ giữa người với người, trong việc truyền lại tri thức, kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau. Mục đích của giáo dục là làm cho các thành viên của xã hội nắm được tri thức, kỹ năng, hình thành được các thái độ để phát triển nhân cách, làm cho con người trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội. Những tri
thức, kỹ năng, thái độ của các thành viên xã hội được quy định bởi các chế độ kinh tế, xã hội và chính trị, bởi cơ sở vật chất và kỹ thuật của xã hội. Giáo dục có hai nghĩa: thứ nhất là, giáo dục là một hiện tượng khách quan. Thứ hai là, công tác giáo dục được tổ chức theo cách riêng. Giáo dục được tiến hành trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống con người. Giáo dục không chỉ hạn chế ở dạy học, mà vượt xa khỏi phạm vi dạy học. Mỗi một thế hệ khi bước vào cuộc sống đều phải tiếp xúc với hệ thống giáo dục. Con người dần phải làm quen với các quan hệ xã hội, tư tưởng và điều kiện kinh tế nhất định của xã hội. Các quan hệ xã hội đó quyết định tính chất và điều kiện chung của sự hoạt động của thế hệ mới, bằng vô số những tác động vô hình. Tất cả những tác động đó chính là quá trình giáo dục đang diễn ra một cách khách quan. Còn giáo dục được tổ chức theo cách riêng là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Giáo dục theo nghĩa rộng của từ đó được hiểu như là tổng thể các nỗ lực nhằm làm cho mỗi thế hệ thích ứng với chế độ xã hội, mà sự vận động tiến lên của loài người đã kêu gọi họ. Toàn bộ quá trình học tập, giáo dục có tổ chức, hoạt động của người giáo viên và người được giáo dục, của thầy và trò được gọi là quá trình giáo dục.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, giáo dục gồm có ba nội dung sau đây: “Một là, trí dục.
Hai là, thể dục: Giống như những điều người ta dạy ở các trường thể dục và trong luyện tập quân sự.
Ba là, dạy kỹ thuật bách khoa. Việc dạy kỹ thuật bách khoa này làm cho các em biết những nguyên tắc cơ bản của tất cả mọi quá trình sản xuất, đồng thời làm cho trẻ em và thiếu niên có được những kỹ năng sử dụng những công cụ đơn giản nhất của tất cả các ngành sản xuất” [38, tr. 263].
Trong mối quan hệ giữa xã hội - con người - giáo dục, trong đó con người là chủ thể của quá trình vận động phát triển. Mọi sự hoạt động xảy ra trong xã hội đều do con người và vì con người. Con người là vấn đề trung tâm
của mọi trung tâm.Thời đại nào cũng vậy, giáo dục là một hoạt động của con người mang tính đặc trưng. Giáo dục liên quan đến mọi thành viên của xã hội. Xã hội loài người phát triển không phải do ý muốn của cá nhân, một lực lượng siêu tự nhiên, mà do nhiều yếu tố hợp thành. Xã hội càng văn minh thì tri thức càng phong phú. Con người sinh ra không phải có ngay tri thức, muốn có tri thức thì phải có giáo dục. Giáo dục chính là phương thức để truyền lại tri thức của người đã biết đến người chưa biết, từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Giáo dục là một hiện tượng xã hội phổ biến của loài người. Giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá nền văn minh của một thời đại, của sự tiến bộ xã hội. Con người không có giáo dục thì không thể trở thành người theo đúng nghĩa của nó.
"Giáo dục là một phạm trù vĩnh hằng" của xã hội loài người. Mỗi xã hội đều có một truyền thống giáo dục và những phương thức, nội dung giáo dục khác nhau. Do yêu cầu của xã hội, do mục đích chính trị đặt ra, giáo dục phát triển theo thiên hướng đó. Giáo dục liên quan chặt chẽ với chính trị. Muốn nâng cao trình độ lý luận chính trị cán bộ thì phải thông qua học, giáo dục. Tuy nhiên, do tính gián tiếp, tính trừu tượng cao trong sự phản ánh hiện thực, do sự chi phối của hệ tư tưởng và thái độ không khoa học nên lý luận chính trị có nguy cơ xa rời cuộc sống và trở nên ảo tưởng, giáo điều. Trong khi nhấn mạnh vai trò quan trọng của lý luận chính trị, V.I. Lênin nhắc đi nhắc lại rằng, lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là "kim chỉ nam" cho hành động cách mạng; và lý luận không lại là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế.
Tổ chức của hệ thống chính trị ở Việt Nam được chia làm 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố; quận, huyện, thị xãvà cơ sở. Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gọi chung là cấp xã, là cấp cuối cùng trong sự phân cấp hành chính.
Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Khoản 1 Điều 4 quy định về cán bộ: “ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ.
Như vậy cán bộ lãnh đạo, quản lý, chủ chốt cấp huyện hiện nay thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý bao gồm nhưng người trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nướctrong các tổ chức ở cấp huyện như: cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện mà tác giả đề cập đến trong luận văn này bao gồm các chức danh: Ủy viên Ban Thường vụ; Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ huyện; Trưởng ban, Phó trưởng ban Đảng; Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm và Ủy viên Ủy ban kiểm tra; Chánh, Phó chánh Văn phòng Huyện ủy; Phó chủ tịch và ủy viên trực Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Chánh, phó Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện; Trưởng, phó phòng thuộc Uỷ ban nhân dân huyện và các chức danh tương đương; Chủ tịch, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Cấp trưởng, cấp phó các đoàn thể chính trị - xã hội huyện; Giám đốc, Phó giám đốc trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện; Bí
thư, phó bí thư, Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.Nội dung giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là “kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta” [24,tr.490]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì thực chất cán bộ là đầy tớ của nhân dân, cán bộ đóng vai trò quan trọng họ là cái gốc của mọi công việc và công việc thành hay bại đều do cán bộ tốt hay kém và cán bộ nhất là cán bộ đảng viên của Việt Nam có nhiều người đang bị chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh, tha hóa. Họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Kết quả là quần chúng không tin, không phục, càng không yêu họ. Những cán bộ như vậy chung quy là họ không làm nên trò trống gì. Cho nên yêu cầu cấp thiết là cần phải thường xuyên nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ.
1.1.5.3. Khái niệm Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện
Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện là những cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý bao gồm các chức danh: Ủy viên Ban Thường vụ; Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ huyện; Trưởng ban, Phó trưởng ban Đảng; Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm và Ủy viên Ủy ban kiểm tra; Chánh, Phó chánh Văn phòng Huyện ủy; Phó chủ tịch và ủy viên trực Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Chánh, phó Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện; Trưởng, phó phòng thuộc Uỷ ban nhân dân huyện và các chức danh tương đương; Chủ tịch, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Cấp trưởng, cấp phó các đoàn thể chính trị - xã hội huyện; Giám đốc, phó giám đốc trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện; Bí thư, phó bí thư, Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Hiện nay số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý, chủ chốt cấp huyện thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Thủ Thừa quản lý gần 211 đồng chí (chưa trừ các đồng
chí thủ trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể là Ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ huyện).
Yêu cầu nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýchủ chốt cấp huyện trong giai đoạn hiện nay.
Để xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên nhằm đảm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng; làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên.Tùy thuộc vào tính chất công việc của từng chức danh theo quy định về trình độ lý luận chính trị hiện hành của Đảng Cộng sản Việt Nam mà mỗi loại cán bộ cần đạt về trình độ lý luận chính trị ở các trình độ khác nhau
- Người có bằng đại học chính trị, đại học chuyên ngành Mác-Lênin (Triết học Mác- Lênin, Kinh tế Chính trị Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Lịch sử Đảng), đại học chuyên ngành tư tưởng- văn hóa, đại học chuyên ngành tổ chức; Những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cán bộ cấp chiến thuật- chiến dịch nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, Quản lý- Chỉ huy quân sự (Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị- Quân sự, Học viện Lục quân, Học viện Khoa học quân sự); Những người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ khoa học chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những đối tượng được công nhận có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Chẳng hạn các chức danh như Bí thư, phó bí thư cấp ủy; Chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân; Ủy viên thường trực hội đồng nhân dân cấp huyện; Chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân; Ủy viên ủy ban nhân dân; Thủ trưởng, phó thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân; Chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch, phó chủ tịch Hội cựu chiến binh,Chủ tịch, phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ; Chủ tịch, phó chủ tịch Hội nông dân; Bí thư, phó bí thư đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện; Bí thư, phó bí thư cấp ủy; Chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân; Chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân; Ủy viên ủy ban
nhân dân; Chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch, phó chủ tịch Hội cựu chiến binh, Chủ tịch, phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ; Chủ tịch, phó chủ tịch Hội nông dân; Bí thư, phó bí thư đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã v.v..
- Những người đã tốt nghiệp ở các học viện, trường đại học, cao đẳng của các trường thuộc chuyên ngành Kinh tế - Quản trị, kinh doanh, Khoa học Xã hội và Nhân văn ở trong nước; Người đã tốt nghiệp hoặc đã học xong chương trình trung học chính trị tại các Trường Chính trị tỉnh, thành và ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm đào tạo trung cấp lý luận chính trị; Người đã tốt nghiệp hoặc đã học xong chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cơ sở tại các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Người tốt nghiệp hệ dài hạn (từ 2 năm trở lên) không phải chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại các phân hiệu Nguyễn Ái Quốc và các Trường Đảng khu vực (trước đây) và phân viện Hà Nội, phân viện Đà Nẵng, phân viện thành phố Hồ Chí Minh, phân viện Báo chí và Tuyên truyền; Người tốt nghiệp các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học ở trong nước và ở các nước xã hội chủ nghĩa; Người có bằng Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, chuyên ngành Kinh tế - Quản trị, kinh doanh ở trong nước; Người đã tốt nghiệp hệ dài hạn trường đào tạo Sĩ quan, Quản lý - Chỉ huy quân sự, công an, các Học viện đào tạo cán bộ cấp chiến thuật - chiến dịch ngành hậu cần, kỹ thuật là đối tượng được công nhận có trình độ trung cấp cấp lý luận chính trị.
- Những người đã tốt nghiệp các Học viện, Trường đại học, cao đẳng trong nước (trừ những trường hợp được quy định ở Điểm 2), những người tốt nghiệp các Trường trung học chuyên nghiệp khối ngành kinh tế, những người tốt nghiệp các Trường trung cấp quân đội, công an; Người đã tốt nghiệp các Học viện, Trường quân đội cấp phân đội không thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, quản lý, chỉ huy quân sự, công an.
Căn cứ Quy định 54-QĐ/TW, ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị khóa VIII về “Chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng” và các chỉ thị, nghị quyết của TW về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; căn cứ vào tình hình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của các cơ sở đào tạo trong và ngoài hệ thống Trường Chính trị của Đảng. Ban chấp hành Trung ương tiếp tục ban hành Quy định số 256- QĐ/TW ngày 16/9/2009, về việc xác định trình độ ở các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đã học đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, là đối tượng được công nhận có trình độ trung, sơ cấp lý luận chính trị