Đổi mới nội dung giáo dục lý luận chínhtrị cho độingũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt huyệnThủ Thừa, tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 108)

Rà soát lại và đổi mới một bước về nội dung các chương trình và sách giáo khoa, loại bỏ những nội dung không thiết thực với đặc điểm địa phương mình; phân định rõ ràng giữa các lớp, các môn học- Tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp. Giáo trình, giáo khoa phải gắn với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử tư tưởng và tư duy con người theo vùng, miền của mình. Đặc biệt phải phù hợp với quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “…Đã nhiều lần đồng chí V.I. Lênin nhắc đi, nhắc lại rằng, những người cộng sản ở các nước phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể từng lúc, từng nơi. Đồng thời, phải đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ khoa học công nghệ, trên cơ sở từng bước đổi mới kịp

thời về nội dung giáo trình, giáo khoa lý luận chính trị. Thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta phải khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, chống chủ nghĩa “kinh viện” tình trạng “dạy chay”; trong dạy học lý luận chính trị phải gắn lý luận với thực tiễn sinh động. Điều này xuất phát từ bản chất của lý luận là khái quát những kinh nghiệm từ thực tiễn, được thể hiện qua những nguyên lý, những quy luật, những phạm trù mang tính khái quát và trù tượng. Cái đúng đắn, chính xác của lý luận không giống như sự chính xác của toán học, hoặc rạch ròi thẳng băng như trong lĩnh vực tài chính kế toán… mà là ở chỗ nó phát hiện ra cái bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, người dạy và người học phải có thói quen đào sâu suy nghĩ để nắm bắt được cái cốt lõi, cái bản chất từng vấn đề của nội dung lý luận; có ý thức thể hiện nội dung đó vào trong thực tiễn. Mỗi khái niệm khi đưa ra cho người học không phải chỉ là sự phân tích chung chung trừu tượng, mà nó chứa đựng trong đó những mâu thuẩn, những sức sống như muốn bung ra đòi hỏi phải có sự giải quyết. Từ đó, chúng ta mới nâng cao được năng lực vận dụng lý luận để giải quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra và làm phong phú thêm, sáng tỏ hơn nội dung của lý luận. Trong quá trình dạy và học cần lồng ghép trong nội dung bài giảng những vấn đề mà lý luận chính trị đã chỉ đường kết hợp với việc đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Đổi mới nội dung chương trình triển khai, học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ; đổi mới quy trình xây dựng đề cương giới thiệu nghị quyết. Xuất phát từ mục tiêu, đặc điểm của đối tượng đào tạo về vị trí, kinh nghiệm công tác, trình độ học vấn, khả năng nhận thức ... Điều đáng lưu ý là đội ngũ cán bộ cấp huyện là những người trực tiếp nắm bắt, quán triệt triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Đội ngũ này được hình thành qua bầu cử, bổ nhiệm thường xuyên có sự luân chuyển vị trí, chức danh công tác giữa công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể ... kế thừa những mặt ưu điểm của các chương trình đã và đang sử dụng, bổ sung vào chương trình những kiến thức

mới phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo, khắc phục những hạn chế, trước hết là khắc phục sự trùng lặp, dàn trải về nội dung trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Nội dung, chương trình phải nhằm trang bị cho người học những kiến thúc toàn diện cơ bản, có hệ thống về lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức lý luận về xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể; các quan điểm cơ bản trong đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đảm bảo tính thiết thực, góp phần nâng cao năng lực, trình độ, khả năng lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhu cầu công tác đội ngũ cán bộ cấp huyện. Những kiến thức trong chương trình không chỉ trang bị và góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận, niềm tin, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống mà còn góp phần nâng cao hiểu biết về nghiệp vụ, phương pháp công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân, vận động quần chúng ở cơ sở. Đây là một trong những yêu cầu cần được coi trọng và thể hiện trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Đảm bảo gắn lý luận, đường lối với thực tiễn công tác, gắn học tập nghiên cứu lý thuyết với làm các bài tập thực hành, vận dụng lý luận vào việc xử lý, giải quyết các tình huống, vướng mắc trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý. Bảo đảm sự thống nhất lý luận, đường lối chính sách và hướng dẫn nghiệp vụ vào ngay trong từng môn, phần học và toàn bộ chương trình.

Đổi mới quy trình xây dựng đề cương giới thiệu nghị quyết, đồng thời với xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết. Đổi mới nội dung và cách thức quán triệt theo hướng tập trung vào những vấn đề cốt lõi, những vấn đề cơ bản, những vấn đề mới của Nghị quyết. Đề cao vai trò trách nhiệm của đồng chí bí thư, của cấp ủy Đảng trong quán triệt và tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Áp dụng thống nhất trong toàn đảng bộ quy trình xây dựng đề cương giới thiệu nghị quyết, gắn với xây dựng kế hoạch hoặc chương trình hành động thực hiện nghị quyết. Phân công một đồng chí Thường vụ cấp uỷ chủ trì, cùng với một số đồng chí lãnh đạo ban, ngành liên quan đến lĩnh vực mà chỉ thị, nghị quyết đề cập, tham gia xây dựng báo cáo thực trạng và

chương trình hoặc kế hoạch hành động thực hiện chỉ thị, nghị quyết. Báo cáo cần đánh giá thật sát tình hình thực tiễn, tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo để bổ sung, chỉnh lý hoàn chỉnh. Ban Tuyên giáo cùng cấp sử dụng báo cáo trên để bổ sung vào đề cương giới thiệu chỉ thị, nghị quyết, nhằm liên hệ, phân tích, đánh giá thực trạng của từng cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương, trên cơ sở đó xác định các nhiệm vụ cụ thể sẽ đưa vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện chỉ thị, nghị quyết.

Các lớp nghiên cứu, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến cán bộ chủ chốt, cần dành thời gian thỏa đáng cho phần thảo luận, nêu và giải đáp thắc mắc, trao đổi thống nhất các giải pháp để thực hiện tốt nghị quyết tại địa phương. Hiện nay, tình hình trong nước và trên thế giới đang có những biến động mới, sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự giao lưu, hội nhập quốc tế càng mở rộng. Cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch bằng “diễn biến hoà bình” với các thủ đoạn tinh vi và quyết liệt hơn, đang đặt ra cho cách mạng nước ta những yêu cầu, nhiệm vụ và thách thức mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải có những nhận thức mới cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn mới, phải nêu cao ý thức tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn, để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tri thức khoa học cần thiết và phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháp và tác phong công tác đáp ứng đòi hỏi ngày một cao hơn của tình hình, nhiệm vụ mới.

Ban Tuyên giáo cùng cấp xây dựng để cương báo cáo, chỉ thị, nghị quyết, nhằm liên hệ, phân tích, đánh giá thực trạng của từng cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương, trên cơ sở đó xác định các nhiệm vụ cụ thể sẽ đưa vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện chỉ thị, nghị quyết. Nội dung cơ bản của kế hoạch hoặc chương trình hành động thực hiện chỉ thị, nghị quyết gồm: quan điểm chỉ đạo; nhiệm vụ và giải pháp cụ thể; phân công nhiệm vụ các thành viên; xác định rõ lộ trình thời gian của từng nhiệm vụ cụ thể.

3.2.5.Làm tốt công tác tổ chức, quản lý các lớp học chính trị

Việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ phải đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Đông quá thì dạy và học ít kết quả, vì trình độ lý luận của người học chênh lệch, nên thu nhận không đều. Trình độ công tác thực tế của người học cũng khác nhau, nên chương trình không sát” [24, tr. 52].

Hệ thống cơ sở đào tạo cần được tổ chức theo hướng gọn nhẹ, tập trung được sự chỉ đạo, quản lý chặt chẽ bằng cách tổ chức sắp xếp lại cơ sở đào tạo hiện có, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, đối tượng đào tạo để tránh chồng chéo, trùng lặp và người học không phải học đi học lại nhiều lần trong cùng một nội dung, thậm chí cùng một giảng viên, gây sự nhàm chán và lãng phí thời gian, công sức của người dạy lẫn người học. Hồ Chí Minh còn chỉ ra khuyết điểm cần sửa chữa ngay trong việc đào tạo, bồi dưỡng đó là: “Tham làm nhiều mà không chu đáo, không biết “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Người còn căn dặn: “Mở lớp nào cho ra lớp ấy; lựa chọn người dạy và người học cho cẩn thận; đừng mở lớp lung tung” [24, tr 52].

Cần tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo, các ban tổ chức của Đảng, chính quyền và của các địa phương trong việc tổ chức quản lý hoạt động đào tạo và quá trình học tập của học viên. Thực hiện thông báo kết quả học tập qua các môn học của học viên về các địa phương, cơ sở cử người đi học. Thực hiện việc tổ chức bàn giao học viên cho cấp ủy, chính quyền địa phương sau khi kết thúc khoá học. Kết quả học tập, rèn luyện của học viên phải được xem xét như là những căn cứ quan trọng cho việc bố trí, sắp xếp vị trí công tác cho học viên sau khi được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.

Tổ chức một số buổi ngoại khóa cho lớp đào tạo, bồi dưỡng chính trị tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, mời báo cáo viên của tỉnh nói chuyện ngoại khóa nhằm bổ sung kiến thức ngoài lý luận cho học viên; đồng thời tổ chức buổi thảo luận chuyên đề nhằm củng cố kiến thức lý luận đã học, tạo đều kiện cho học viên chia sẻ những nghiệm, hiểu biết trong

Công tác quản lý học viên phải đúng nguyên tắc, song phải hết sức linh động bởi đối tượng học viên của Trung tâm bồi dưỡng chính trị là đối tượng đã trưởng thành trong môi trường xã hội và nghề nghiệp nên quản lý một cách phù hợp tạo tâm lý phấn khởi cho học viên nhưng không buông lỏng sự quản lý.

Quản lý chuyên môn cần thực hiện đúng hướng dẫn về nội dung, thời gian học tập, đối tượng chiêu sinh do Ban tuyên giáo Trung ương quy định, các chương trình bồi dưỡng phải đảm bảo các khâu nghe giảng, thảo luận, viết bài kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đúng đối tượng. Công tác chiêu sinh phải đúng đối tượng, đảm bảo thời gian có kế hoạch cho đơn vị sắp xếp công việc tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia học tập đúng, đủ thời gian theo quy định.

Theo dõi quản lý tốt khâu cấp giấy chứng nhận cho học viên đúng đối tượng học tập, học viên tham gia học tập đầy đủ theo quy định, đồng thời, phải có bài kiểm tra đạt từ loại trung bình trở lên mới cấp giấy chứng nhận. Trường hợp vắng học có lý do cần phải phụ đạo đảm bảo thời gian, trường hợp học viên làm bài đạt điểm thấp cần phụ đạo và kiểm tra cho đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.

Công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ đảm bảo đầy đủ theo quy định của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Giám đốc và Phó Giám đốc lưu các loại hồ sơ sau: Sổ quản lý cán bộ của Trung tâm bồi dưỡng chính trị, kế hoạch từng tháng, quý, năm và các báo cáo đánh giá sơ kết, tổng kết của Trung tâm, sổ theo dõi cơ sở vật chất.

Đồng thời, tổ chức quản lý chặt chẽ các khâu trong quá trình đào tạo như: Lên lớp, nghe giảng, nghiên cứu, thảo luận, thi tự luận, thi viết tiểu luận... Tăng cường mở lớp với các hình thức đào tạo tập trung tại trường.

Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện theo hướng hiện đại với những phương tiện kỹ thuật tiên tiến: máy tính, máy chiếu, tăng âm, hệ thống âm thanh chiếu sáng được tăng cường, phòng học, hội trường, bàn ghế… từng bước đáp ứng cho phương pháp giảng dạy mới. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cần trang bị: tài liệu học tập, tài liệu tham khảo,

phòng đọc, nhà nghỉ cho học viên, nhà ăn của trung tâm để đảm bảo cho học viên có đầy đủ điều kiện học tốt.

Tóm lại, kiện toàn và đổi mới chất lượng hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện là điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao phó. Hơn nữa, đây còn là điều kiện để báo cáo viên Huyện ủy thể hiện năng lực, phẩm chất của mình … Qua đó người báo cáo viên tự hoàn thiện về mọi mặt, trong đó có trình độ lý luận chình trị.

3.3. Đổi mới công tác quy hoạch, đánh giá, tuyển chọn, bố trí, sửdụng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt huyện huyện Thủ Thừa, tỉnh Long

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w