Đổi mới công tác giáo dục chínhtrị đối với Trường Chínhtrị tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 92)

An

3.2.1. Đổi mới công tác giáo dục chính trị đối với Trường Chính trịtỉnh tỉnh

Xuất phát từ thực trạng yếu kém về trình độ, hạn chế về năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nói chung trong đó có cấp huyện chưa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ của công cuộc đổi mới. Cho nên yêu cầu bức xúc hiện nay là phải tiếp tục đào tạo để nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ này, trong đó phải chú trọng trình độ lý luận chính trị. Theo Quyết định số 88- QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương ngày 5 tháng 9 năm 1994 thì Trường chính trị cấp tỉnh, thành phố có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là: "Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương), Trưởng, Phó phòng huyện, quận; Trưởng, Phó phòng các ban, ngành cấp tỉnh và cán bộ dự nguồn các chức danh trên"[2,tr.7]. Theo tinh thần Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, quyết định ban hành đề án công tác cán bộ tỉnh Long An giai đoạn 2011- 2020 đã khẳng định: “Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp từng bước nâng lên, tích lũy được kinh nghiệm qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý điều hành; trong đó, cán bộ chủ chốt cấp tỉnh 100% đạt trình độ đại học chuyên môn trở lên, 99,34% cao cấp lý luận chính trị; cán bộ chủ chốt cấp huyện 94,62% đạt trình độ đại học chuyên môn trở lên, 96,77% cao cấp lý luận chính trị; cán bộ chủ chốt cấp xã 58,17% đạt chuẩn về chuyên môn, 81,22% đạt chuẩn về chính trị. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động”[34. tr.5]. Đối với cán bộ giữ các cương vị chủ chốt của huyện có văn bằng đại học về chuyên môn; cử nhân hoặc cao cấp về lý luận chính trị, được đào tạo tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Cán bộ Trưởng, Phó các ban của Đảng, các tổ chức đoàn thể, các phòng chức năng của huyện có bằng đại học về chuyên môn, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên được đào tạo tại Trường chính trị tỉnh.

Theo đề án: “Đào tạo trung cấp lý luận chính trị: Đối với cấp ủy viên cấp xã (hoặc tương đương); trưởng, phó phòng, ban thuộc huyện, thành phố và tỉnh (đương chức và quy hoạch). Đối với các lớp dự nguồn cho cán bộ, đào tạo trung cấp lý luận chính trị không nhất thiết phải là đảng viên. Chỉ tiêu đào tạo từ

3.000-3500 cán bộ, trong đó từng giai đoạn cụ thể như sau:Giai đoạn 2011- 2015:Đào tạo từ 1.200-1.500 cán bộ đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị; Giai đoạn 2016-2020:Đào tạo từ 1.800-2.000 cán bộ đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị.

Đào tạo cao cấp lý luận chính trị: Đối với cấp ủy viên huyện (hoặc tương đương) và trưởng, phó các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh (đương chức và quy hoạch). Trong trường hợp đặc biệt, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đề xuất chỉ định đưa đào tạo theo yêu cầu công tác cán bộ. Chỉ tiêu đào đạo từ 650-750 cán bộ, trong đó từng giai đoạn cụ thể như sau: Giai đoạn 2011-2015:Đào tạo từ 300- 350 cán bộ đạt trình độ cao cấp lý luận chính trị; Giai đoạn 2016-2020:Đào tạo từ 350-400 cán bộ đạt trình độ cao cấp lý luận chính trị” [34, tr.6].

Như vậy, theo phân cấp đào tạo, cán bộ Trưởng, Phó phòng cấp huyện và cả cấp tỉnh cùng đội ngũ dự nguồn các chức danh trên là đối tượng đào tạo của Trường chính trị tỉnh. Thực tế công tác đào tạo của trường thời gian qua cho thấy, nhiều cán bộ chủ chốt cấp huyện và một số chức danh chủ chốt cấp tỉnh được đào tạo lý luận chính trị chương trình trung cấp tại Trường chính trị tỉnh thì mới đủ điều kiện để theo học chương trình cao cấp lý luận tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia .

Để quá trình đào tạo của trường đạt kết quả cao cần phải có sự đổi mới công tác đào tạo nói chung. Trong đó phải chú trọng đội ngũ giảng viên, nội dung chương trình, qui trình đào tạo, tổ chức quản lý... Trước hết phải chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, vì đội ngũ này giữ vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Trường Chính trị tỉnh Long An: Đội ngũ cán bộ, viên chức nhà trường: 53 người, trong đó: Cán bộ trong biên chế: 46 người, cán bộ hợp đồng: 07 người; Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 16 người, Cử nhân: 22 người, Trình độ Trung cấp, sơ cấp: 15 người (Trong đó số giảng viên cơ hữu của Trường: 23 người: Thạc sĩ: 14 người, Cử nhân: 09 người, Giảng viên chính: 09 người, Giảng viên Cao cấp: 01 người; Giảng viên thỉnh giảng: 10 người là Phó Chủ tịch

UBND tỉnh, Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, ngành tỉnh. Để công tác đào tạo của nhà trường đạt chất lượng tốt, đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người học nhà trường phải có kế hoạch khẩn trương tuyển dụng bảo đảm đủ số lượng nhưng phải đáp ứng về chất lượng. Tùy theo độ tuổi, sức khoẻ, năng lực giảng dạy của giảng viên để có kế hoạch đưa đi đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức để phục vụ lâu dài. Đồng thời phải có các biện pháp khuyến khích kịp thời để giảng viên tự học tập, rèn luyện, tự nghiên cứu nâng cao kiến thức cho bản thân, tổ chức các đợt đi nghiên cứu thực tế trong và ngoài tỉnh để giảng viên mở rộng tầm nhìn, có kiến thức thực tiễn bổ sung cho lý luận tăng thêm sức thuyết phục của bài giảng. Việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo phù hợp với đối tượng có ý nghĩa rất quan trọng, song phải đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất, có như vậy mới giúp cho người học nắm vững kiến thức. Cần khắc phục phương pháp dạy học lý luận khô khan, nhồi nhét một chiều nặng về những nguyên lý lý luận chung chung coi nhẹ những vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Để học tập lý luận có hiệu quả cần tăng số giờ và phương pháp tổ chức các buổi Xêmina trong chương trình. Bởi vì trong các buổi Xêmina đó nếu người tổ chức có phương pháp điều hành tốt, tạo ra được những tình huống có vấn đề một cách thiết thực, sinh động mà để giải quyết được nó phải vận dụng kiến thức lý luận và thực tiễn một cách tổng hợp.

Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình cần chú ý đến phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến thức, đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt là trưởng, phó các đoàn thể do Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý trình độ còn thấp thì cần có một phương pháp thiết thực, chú trọng thời gian lên lớp, thời gian trao đổi thảo luận với những vấn đề đơn giản dễ liên hệ với thực tế địa phương, đơn vị. Muốn vậy giảng viên phải nắm vững lý luận, có kiến thức sâu, rộng, am hiểu tình hình thực tế địa phương, có phương pháp sư phạm tốt, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và phải hiểu được tâm lý của học viên. Cho nên để có một bài giảng lý luận chính trị hấp dẫn, thực sự nâng cao được trí tuệ

cho người học, đòi hòi người giảng viên phải vừa là một nhà khoa học, vừa là một nhà sư phạm, vừa là một nhà tâm lý, nhà chính trị... Để nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước người học phải có phương pháp học tập, nghiên cứu, tránh học theo kiểu phổ thông sách vở, câu chữ, tiếp thu kiến thức theo kiểu học thuộc lòng, mà phải tích cực, chủ động kể cả nghe giảng, nghiên cứu và thảo luận.

Thời đại ngày nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, thời đại bùng nổ thông tin đang đặt ra nhiều vấn đề mới cả về lý luận lẫn thực tiễn đòi hỏi người cán bộ nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện phải được cập nhật kiến thức mới, bổ sung cho nhận thức của mình. Vì vậy trong chương trình học tập lý luận của Trường chính trị tỉnh cũng cần được bổ sung thêm những kiến thức mới về khoa học kỹ thuật, địa lý, văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc, công tác đối ngoại, tin học, lịch sử triết học, lôgíc học... Trong những năm gần đây, để từng bước thực hiện tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, công tác đào tạo lý luận chính trị nói chung đã có những bước chuyển biến đáng kể. Học tập để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được các ngành, các cấp nhận thức đúng đắn và thực hiện nghiêm túc. Các loại hình lớp học, cấp học với nội dung chương trình đa dạng, phong phú, khá toàn diện phù hợp với nhiều loại đối tượng, chức danh và hiệu quả của công tác này từng bước được nâng lên, ngày càng đáp ứng nhu cầu của người học.

Công cuộc đổi mới đất nước với những thành tựu đã đạt được đang tạo ra những thuận lợi cơ bản cho công tác đào tạo để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung. Cấp ủy và chính quyền địa phương cũng nhận thức được tầm quan trọng của công tác này và thấy được thực trạng yếu kém về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp huyện. Chính vì vậy việc đào tạo để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ này được đề cao hơn bao giờ hết. Qua khảo sát thực tế trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý huyện Thủ Thừa của tỉnh Long An

nhiệm kỳ 2010 - 2015 cho thấy 95% số cán bộ này có trình độ trung cấp lý luận chính trị được đào tạo tại Trường chính trị tỉnh. Nhiều cán bộ có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị cũng đã từng học qua chương trình trung cấp lý luận tại trường. Theo quy định, hiện nay vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện phải được đào tạo từ trình độ trung cấp, cao cấp về lý luận chính trị, trong số này đa phần do mới đề bạc bổ nhiệm hoặc bầu cử giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Trong những năm gần đây (2010-2012), Trường chính trị tỉnh phối hợp với huyện mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chương trình lý luận chính trị phổ thông ... cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ kế cận của cấp cơ sở. Hàng năm chỉ duy trì được một lớp trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ Trưởng, Phó phòng ban và những cán bộ kế cận các chức danh trên của cấp huyện với thời gian thực học 24 tháng. Nhìn chung, đối tượng này được tuyển chọn khá kỹ có trình độ cao 2/3 có trình độ cao đẳng, đại học. Với trình độ của học viên như vậy đòi hỏi giảng viên phải có trình độ, có kiến thức sâu rộng, được đào tạo chuyên ngành chính quy, có phương pháp sư phạm, có kinh nghiệm, thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy. Cần phải hạn chế phương thức độc thoại, tăng cường áp dụng các phương pháp khác như đối thoại, giảng dạy, phân tích gắn với việc nêu giải pháp tình huống, phải gây được hứng thú cho người học. Trong thời gian tới, quy mô đào tạo sẽ rất lớn vì nhu cầu đào tạo hiện nay rất đông, đội ngũ giảng viên của nhà trường cần phải được khẩn trương tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng thì mới có thể đáp ứng được. Nhà trường cần có kế hoạch, có biện pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao trình độ, năng lực cho giảng viên, cần có chính sách, chế độ thỏa đáng để khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia dự tuyển các kỳ thi để theo học các chương trình đào tạo sau đại học, từng bước thực hiện chuẩn hóa theo quy định chung của Học viện cũng như đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Tăng cường số lượng, bổ sung đội ngũ giảng viên bằng cách mở rộng đối tượng, tuyển chọn những sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học mà đáp ứng

được các tiêu chuẩn theo quy định, tiếp tục cho đi đào tạo cử nhân chuyên ngành tại Học viện Hành chính Quốc gia,Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh... Lựa chọn những học viên tốt nghiệp các khóa cao cấp lý luận tại trường mà có khả năng giảng dạy có nhu cầu, nguyện vọng tiếp tục cho đi đào tạo để trở thành giảng viên... Những hình thức này nhà trường đã và đang thực hiện và có hiệu quả tốt. Mặt khác để nâng cao chất lượng giảng dạy cần phải xây dựng đội ngũ giảng viên đầu đàn. Những giảng viên có trình độ, có kiến thức, có kinh nghiệm và phương pháp sư phạm tốt. Những giảng viên này có khả năng đảm nhiệm nhiều bài giảng, có thể giảng thay trong lúc cần thiết khi những giảng viên khác đột xuất không lên lớp được mà vẫn đảm bảo chất lượng của bài giảng. Đội ngũ này còn là những người có uy tín trong nghiên cứu và khả năng đóng góp những ý kiến với nhà trường, với lãnh đạo tỉnh để xây dựng nhà trường vững mạnh về mọi mặt.

Cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học dưới nhiều hình thức nhằm phục vụ giảng dạy và tham gia vào tổng kết thực tiễn nhất là về mô hình quản lý, thực hiện các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Hàng năm tổ chức triển khai và thực hiện tốt các đợt tập huấn chuyên môn do Học viện tổ chức để cập nhật kiến thức mới và nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên.

Tóm lại: Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị đối với hệ thống trường chính trị, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nội dung chương trình, phương thức đào tạo, cách thức tuyển sinh, tổ chức quản lý, cơ sở vật chất của Trường chính trị tỉnh, làm tốt công tác tuyển sinh... là những vấn đề quan trọng góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện.

3.2.2. Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, báo cáoviên của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ huyện thủ thừa, tỉnh long an trong giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 92)