0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giai đn sáng tác tr c

Một phần của tài liệu THI PHÁP TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN (Trang 36 -38 )

Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Khải bắt đầu tham gia cách mạng và làm qu n với nghề viết, lúc đầu là viết báo, làm một cán bộ tuyên huấn. Đó cũng là những năm tháng kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi và hào hùng. Là một chiến s cách mạng, Nguyễn Khải nhận thức được nhiệm vụ của người cầm bút, vì thế trong giai đoạn này, nhà văn đã có nhiều tác phẩm phục vụ cho công cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

Năm 1950, Nguyễn Khải cho ra đời truyện ngắn mang tên Ra ngoài

đăng trên tạp chí Lúa ới của Chi hội Văn nghệ Liên khu ba. Tiếp sau đó ông cho ra đời truyện vừa có tên X y ựng (1955). Nhưng như nhà văn đã tự đánh giá, những tác phẩm ấy đều thất bại và không l lói chút tài năng nào của người cầm bút. Khi truyện ngắn Nằm vạ (1956) ra đời thì Nguyễn Khải mới

xem Nằm vạ là truyện chính thức. Tiếp th o sau đó trong hai năm 1957  1958, ông lần lượt xuất bản những phần đầu của tiểu thuyết Xung đột. Tác

phẩm này là kết quả của chuyến đi thâm nhập thực tế của nhà văn ở vùng đạo gốc thuộc huyện H a Hậu t nh Nam Định khi Đảng ta tiến hành sửa sai trong cải cách ruộng đất và bắt đầu cho cuộc vận động phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, tác phẩm phản ánh r những mâu thu n giữa ta và địch dưới mọi hình thức mới, bọn phản động đội lớp tôn giáo để phá hoại thành quả cách mạng.

Xung đột ra đời là một sự kiện đáng chú ý trên văn đàn lúc bấy giờ, được dư

luận sôi nổi đón nhận và đánh giá.

Trong phong trào xây dựng vùng kinh tế mới, hàn gắn vết thương chiến tranh, Nguyễn Khải đã lên với nông trường Điện Biên, nơi xưa là chiến trường oanh liệt, nay là nông trường với bạt ngàn màu xanh của cây cỏ, ông đã viết tập truyện ùa lạc (1960) trong niềm tin tưởng, lạc quan trước cuộc

sống mới. Từ những thay đổi của mỗi cuộc đời nhân vật, người đọc sẽ nhận thấy rằng chúng ta đang sống trong một xã hội tốt đẹp và giàu tình cảm nhân đạo.

Tiếp th o sau đó là những tác phẩm m nhìn a (1963) và Ng i tr v (1964) lần lượt ra mắt đọc giả. Có thể nói, cho đến nay m nhìn a v n là

một trong những tác phẩm hàng đầu thể hiện sự nhạy cảm của nhà văn với vấn đề nông thôn nói riêng và mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể trong công cuộc xây dựng xã hội chủ ngh a ở nước ta nói chung. Đây cũng là hai tác phẩm đánh dấu một bước phát triển mới trong tài năng của Nguyễn

Khải. Đó là thành công trong việc xây dựng nhân vật phản diện với những cá tính r rệt.

Trong những năm tháng nóng bỏng nhất của cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ l o thang đánh phá miền Bắc. Nguyễn Khải đã tiếp tục cho ra đời những sáng tác mang hơi thở hào hùng sôi động của cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Nguyễn Khải cho ra đời ký sự Họ sống và chiến đấu (1966); đến

với những chiến s công binh đang trấn giữ một địa điểm cực k ác liệt ở Trường Sơn. Ông viết ng trong m y (tiểu thuyết, 1970); vào đất lửa V nh Linh, đến với những con người xông pha vượt mọi nguy hiểm để đưa hàng tiếp tế ra Cồn Cỏ, ông có tác phẩm Ra đảo (1973).

Khi nhìn nhận lại thời k sáng tác này, Nguyễn Khải nói “Tôi không

th ch nh n vật chỉ đ n thu n một chi u i muốn nh n vật của mình lớn l n trong ằn vặt m u thu n để đến với chủ ngh a anh hùng cách mạng Nh ng trong th i chiến cả n ớc đang lao vào cuộc chiến tranh giải ph ng n tộc mình kh ng thể viết nh thế đ c ì vậy để khai thác nh ng nh n vật nội t m nay t i phải chuyển h ớng sang đ tài khác”. [33, tr.22]

Qua những tác phẩm ấy, Nguyễn Khải đã đóng góp một tiếng nói riêng, một cách nhìn nhận và tiếp cận riêng trước hiện thực cách mạng.

Tất cả đã làm nên một Nguyễn Khải không thể l n lộn với bất k một tác giả nào khác được. Thể loại truyện ngắn đã có nhiều thành tựu trong giai đoạn này và nó càng phát huy nhiều thế mạnh hơn nữa trong giai đoạn sau 1975.

Một phần của tài liệu THI PHÁP TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN (Trang 36 -38 )

×