KẾT LUẬN CHUNG 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Thiết kế thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5 (Trang 107 - 110)

c/ Đoạn văn trong các tác phẩm văn học phù hợp với chương trình 22,

KẾT LUẬN CHUNG 1 Kết luận

1. Kết luận

1.1. Văn miêu tả là một trong những phân môn quan trọng trong chương trình TLV ở bậc Tiểu học. Đó là thể loại văn mang tính thực hành toàn diện và tổng hợp. Để làm được một bài VMT, HS phải sử dụng các kĩ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) lẫn kĩ năng đặc thù của VMT như kĩ năng phân tích đề, kĩ năng quan sát và ghi chép, kĩ năng dùng từ, đặt câu,… Thực hiện quá trình đổi mới phương pháp dạy học, việc thiết kế bài giảng điện tử vào trong các tiết học TLV sẽ giúp HS phát triển kĩ năng quan sát các đối tượng trong cuộc sống, góp phần bồi dưỡng tình yêu, sự đam mê khám phá thế giới muôn màu, muôn vẻ.

1.2 Qua số liệu nghiên cứu cho thấy, thực trạng dạy học VMT cho HS tiểu học còn nhiều bất cập. Vốn sống của HS về các đối tượng miêu tả nghèo nàn, tư liệu để HS quan sát thì rất ít. Bên cạnh đó, GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và xử lý tư liệu về các đối tượng miêu tả nhằm thiết kế một bài giảng điện tử trong các tiết dạy học VMT. Vì vậy, đa số bài viết văn của HS nghèo nàn về ý tưởng, diễn đạt lủng củng, chung chung, không mang dấu ấn nổi bật của mỗi cá nhân HS.

1.3. Thông qua thực trạng dạy học VMT cho HS tiểu học ở Tp.HCM, chúng tôi thiết kế Thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học VMT cho HS lớp 4,5. Với các tư liệu trong thư viện, các GV có thể dễ dàng thiết kế các giáo án điện tử nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS trong các tiết VMT.

Thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học VMT cho HS lớp 4,5 gồm có hai phần: trang Dạy Văn miêu tả và trang Thư viện. Trang Dạy Văn miêu tả trình bày một số vấn đề về cơ sở lí luận của việc dạy VMT ở tiểu học. Trang Thư viện cung cấp các nội dung chính của thư viện như: hình ảnh, đoạn phim, đoạn văn, trò chơi điện tử và một số giáo án điện tử tham khảo.

Trong khả năng của mình, chúng tôi đã cố gắng cung cấp một số lượng lớn hình ảnh rõ nét nhất nhằm giúp HS rèn kỹ năng quan sát. Đặc biệt, đề tài rất chú trọng đến các đoạn phim có thuyết minh phù hợp với nội dung và yêu cầu của các đối tượng miêu tả trong chương trình. Qua các đoạn phim ấy, HS có thể quan sát trực tiếp hình ảnh, màu sắc của các đối tượng miêu tả, cảm nhận vẻ đẹp của các đối tượng theo cách riêng của mình. Từ đó, bài văn miêu tả của HS trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, các trò chơi điện tử cùng với các đoạn văn trong các tác phẩm văn học sẽ giúp HS mở rộng vốn từ, rèn luyện các kỹ năng viết văn miêu tả.

2. Kiến nghị

2.1. Do giới hạn của một luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở 2 thể loại miêu tả : tả cây cối và tả cảnh trong chương trình dạy VMT ớ lớp 4 và lớp 5. Hướng nghiên cứu sắp tới mà đề tài muốn hướng đến là tất cả các thể loại miêu tả trong chương trình TLV của sách Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5.

2.2. Đề tài mong muốn được sự kiểm chứng và đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo về Thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học VMT cho HS lớp 4,5. Qua đó, thư viện được phổ biến rộng rãi, trở thành một kênh tham khảo bổ ích dành cho GV. Ngoài ra, đề tài mong có sự điều chỉnh để các đối tượng miêu tả có trong các tiết VMT phù hợp với vùng miền, gần gũi hơn với HS.

2.3. Bên cạnh đó, Sở giáo dục đào tạo các cấp cần nâng cao kiến thức về dạy học VMT cũng như các kỹ năng sử dụng vi tính cho GV thông qua việc tổ chức các hội thảo, chuyên đề. Nhờ vậy, các GV sẽ hiểu rõ hơn về thể loại VMT, cập nhật các phương pháp dạy học đổi mới, vận dụng CNTT một cách thuần thục vào việc thiết kế các bài giảng điện tử đạt hiệu quả cao.

2.4. Đối với nhà trường sư phạm, cần huy động sự trợ giúp của các ban ngành, đoàn thể, cải thiện cơ sở vật chất, tăng cường hệ thống máy chiếu, âm thanh, tạo điều kiện cho GV vận dụng CNTT vào trong việc dạy học VMT.

Không những thế, ban giám hiệu cần tạo điều kiện cho GV dự giờ thăm lớp, tiếp thu những kiến thức thực tiễn và kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học VMT.

2.5. GV cần nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT vào việc dạy học VMT nói riêng và phân môn TLV ở tiểu học nói chung. Người GV phải thật sự đổi mới trong tư duy, cần nhận thức được mặt mạnh và mặt yếu của mình, không ngừng học tập nâng cao kiến thức cũng như các kỹ năng vi tính. Mạnh dạn áp dụng những cái mới, cái hay nhất là các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong dạy học VMT nói riêng và các phân môn khác trong chương trìnhTiếng Việt ở tiểu học.

Một phần của tài liệu Thiết kế thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5 (Trang 107 - 110)