b. Cửa sổ viết code (mã ):
TUẦN TÊN BÀI MỤC TIÊU
Tuần 22 Luyện tập quan sát cây cối
Biết quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.
Từ những hiểu biết trên, tập quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cái cây cụ thể.
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
Thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu.
Viết được một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, ốc) của cây.
Tuần 23
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong những đoạn văn mẫu.
Viết được một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả.
TUẦN TÊN BÀI MỤC TIÊU
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
Nắm được các đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối.
Có ý thức bảo vệ cây xanh.
Tuần 24
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
Dựa trên những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối, HS luyện tập viết một số đoạn văn hoàn chỉnh.
Tuần 25
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
Học sinh nắm được 2 cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
Vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối.
Tuần 26
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
HS nắm được hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cây cối.
Luyện tập viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng.
TUẦN TÊN BÀI MỤC TIÊU
Luyện tập miêu tả cây cối
Học sinh luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước : lập dàn ý, viết từng đoạn ( mở bài, thân bài, kết bài)
Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài ( kiểu trực tiếp, gián tiếp) ; đoạn thân bài; đoạn kết bài ( kiểu mở rộng, không mở rộng)
Tuần 27 Trả bài văn miêu tả cây cối
Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được thầy, cô giáo chỉ rõ.
Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi thầy, cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.
Nhận thức được cái hay của bài được thầy, cô khen.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂU BÀI TẢ CẢNH VÀ TẢ CÂY CỐI LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI MỤC TIÊU
Tuần 1
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cảnh.Biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
Luyện tập tả cảnh
Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng, HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát.
Tuần 2. Luyện tập tả cảnh
Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh (Rừng trưa, Chiều tối). Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
Tuần 3 Luyện tập tả cảnh
Qua phân tích bài văn Mưa rào, hiểu về cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh. Biết chuyển những điều đã quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý với các ý thể hiện sự quan sát riêng của mình.
Tuần 3 Luyện tập tả cảnh
Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn. Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
Tuần 4
Luyện tập tả cảnh
Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường. Biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh.
Tả cảnh (kiểm tra viết)
HS biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh
Tuần 5 Trả bài văn tả cảnh
Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh. Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
Tuần 6 Luyện tập tả cảnh
Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước. Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
TUẦN TÊN BÀI MỤC TIÊU
Tuần 7
Luyện tập tả cảnh
Hiểu quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn.
Luyện tập tả cảnh
Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả
Tuần 8
Luyện tập tả cảnh
Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương. Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh, cảm xúc của người tả đối với cảnh).
Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài)
Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh. Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
Tuần 11
Trả bài văn tả cảnh
Biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả. Có khả năng phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn; nhận biết ưu điểm của những bài văn hay; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
27
Ôn tập về tả cây cối
Củng cố hiểu biết về văn tả cây cối : Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối, trình tự miêu tả. Những giác quan được sử dụng để quan sát. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn.
Nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cây.
Tả cây cối (Kiểm tra viết)
HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh cảm xúc.
29 Trả bài văn tả cây cối
Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn miêu tả cây cối.
Biết tham gia và sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu, phát hiện và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình, biết viết lại một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn.
TUẦN TÊN BÀI MỤC TIÊU
31
Ôn tập về văn tả cảnh
Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó.
Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn,nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết ,thái độ của người tả.
Ôn tập về văn tả cảnh
Ôn luyện,củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh - một dàn ý với những ý của riêng mình
Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh - trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên,tự tin.
32 Tả cảnh (Kiểm tra viết)
HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ,đặt câu,liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh,cảm xúc.