a/ Bài văn sơ sài, thiếu ý 67,3
b/ Bài văn mang tính liệt kê, diễn đạt vụng về 22,01 c/ Bài văn không có sự sáng tạo, giống những bài văn mẫu. 10,69
Bảng 2.1: Kỹ năng quan sát – tìm ý trong bài VMT là một trong những kỹ năng hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những kỹ năng HS gặp nhiều khó khăn nhất. Qua kết quả khảo sát, những khó khăn về kỹ năng quan sát của HS khi học các tiết VMT chiếm tỉ lệ khá cao (77,36%). Mặc dù, nhà trường đã tăng cường trang bị cơ sở vật chất: cung cấp thêm tranh ảnh giảng dạy, trồng thêm một số cây xanh, tổ chức cho HS đi tham quan thực tế. Tuy nhiên, các biện pháp ấy vẫn không đáp ứng cũng như nâng cao kỹ năng quan sát và tìm ý của HS. Các tư liệu giảng rất ít so với đối tượng miêu tả vô cùng phong phú. Các loài cây trồng trong sân trường hoặc vườn trường nghèo nàn, đôi khi chưa phù hợp với đối tượng miêu tả của HS. Bên cạnh đó, do một vài các điều kiện khách quan, HS chỉ được đi tham quan một đến hai lần trong một năm học.
Bàng 2.1 cũng cho thấy vốn từ của HS dùng trong các bài VMT rất ít (66.04%). Hầu hết, các em sử dụng từ ngữ chưa được chính xác, sai ngữ cảnh, ngôn ngữ sử dụng mang đậm phong cách khẩu ngữ. Bên cạnh đó, một vài em có vốn từ tương đối (33,96%), tuy nhiên các từ ngữ không độc đáo, không đặc tả được những nét nổi bật của đối tượng miêu tả.
Bên cạnh đó, theo nhận xét của các GV trong bảng 2.1, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bài làm của HS đạt kết quả chưa cao, còn nhiều yếu kém. Theo kết quả thống kê, bài văn viết của học sinh chưa có sự sáng tạo, thường có những nét chung giống nhau theo bài hướng dẫn do giáo viên cung cấp hay được lấy từ những bài văn mẫu, chiếm tỉ lệ 10,69%. Đối với một số bài có ý nhưng HS không biết cách diễn đạt. Nội dung thường mang tính liệt kê, câu văn rời rạc, diễn đạt vụng về, chưa biết chuyển ý. Tỉ lệ về lỗi diễn đạt của HS theo kết quả khảo sát là khá cao 22,01%. Hầu hết, các em nghĩ đến đâu viết đến đấy, ý tưởng thường không có hệ thống, không có thói quen ghi nhận các ý nảy sinh và sắp xếp các ý đó theo trật tự hợp lý. Đặc biệt, tỉ lệ HS chưa biết tìm ý, chỉ biết dựa vào câu hỏi và trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn chiếm tỉ lệ khá cao 67,3%. Theo các GV, HS miêu tả đối tượng và bày tỏ tình cảm về đối tượng miêu tả thường chung chung, khuôn sáo, nghèo nàn. Do các yếu tố khách quan và chủ quan, hầu hết HS rất ít hoặc chưa lần nào tiếp xúc với đối tượng miêu tả. Bên cạnh đó, tư liệu giảng dạy không nhiều. Theo kết quả khảo sát, đa số GVgặp khó khăn về tư liệu giảng dạy khi dạy các tiết VMT (72,96 %). Chính vì vậy, HS thường chỉ vận dụng những kiến thức ít ỏi mà các em biết hoặc đã được nghe nói đến để viết về các đối tượng miêu tả đó. Vì vậy, bài làm văn của HS thường sơ sài, thiếu ý.
Ngoài ra, bài văn của HS còn có các lỗi sai về ngữ pháp và về chính tả. Có những bài tuy chữ viết rất đẹp nhưng vẫn sai chính tả nhiều, viết câu chưa đúng ngữ pháp, chưa ngắt câu…
Nhìn chung, bảng 2.1 cho thấy kỹ năng viết VMT của HS lớp 4,5 ở TPHCM còn nhiều hạn chế như kỹ năng quan sát còn yếu, vốn từ sử dụng ít ỏi, kỹ năng diễn đạt chưa tốt.
2.2.2.2 Thực trạng về vốn sống, vốn kiến thức của HS lớp 4,5 ở TPHCM
Bảng 2.2: Thực trạng về vốn sống, vốn kiến thức của HS lớp 4,5 ở TPHCM khi làm văn miêu tả
Nội dung Tỉ lệ %