8/ Thầy/Cô mong muốn một thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học văn miêu tả có các nội dung về :
3.2.7. Phân tích kết quả thử nghiệm
3.2.7.1. Kết quả của việc lĩnh hội kiến thức của HS qua bài thử nghiệm
Bảng 3.1 : Kết quả của việc lĩnh hội kiến thức của HS qua bài thử nghiệm
Tên trường Lớp Số HS Điểm số 4 5 6 7 8 9 10 Trần Hưng Đạo TN : 4/1 38 0 1 4 9 10 9 5 7.97 0.94 ĐC : 4/2 38 1 5 9 9 7 5 2 7.03 Cách Mạng Tháng 8 TN : 5/1 38 0 1 7 10 8 9 3 7.68 0.95 ĐC : 5/2 38 2 3 11 13 5 4 0 6.73 Tổng TN 76 0 2 11 19 18 18 8 7.59 0.83 ĐC 76 3 8 20 22 12 9 2 6.76
Bảng 3.1 cho thấy điểm trung bình của nhóm thử nghiệm là 7.59 cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là 6.76. Độ lệch điểm trung bình của 2 lớp là 0.83.
Bảng 3.2 : Kết quả học tập của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng
Tên trường Lớp Số HS Mức độ %
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Trần Hưng Đạo TN : 4/1 38 36.84 50 13.16 0 ĐC : 4/2 38 18.42 42.11 36.84 2.63 Cách Mạng Tháng 8 TN : 5/1 38 31.58 47.37 21.05 0 ĐC : 5/2 38 10.53 47.37 36.84 5.26 Tổng TN 76 34.21 48.68 17.11 0 ĐC 76 14.47 44.74 36.84 3.95
Từ bảng 3.2, đề tài nhận thấy kết quả học tập của lớp thử nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng, cụ thể : lớp thử nghiệm không có HS đạt điểm yếu, trong khi đó tỉ lệ HS yếu của lớp đối chứng là 3,95%. Bên cạnh đó, tỉ lệ HS đạt điểm loại trung bình của lớp thử nghiệm (17.11%) thấp hơn nhiều lớp đối chứng (36.84%). Ngược lại, tỉ lệ HS đạt điểm loại khá và giỏi của lớp thử nghiệm (khá : 48,68%; giỏi 34,21%) cao hơn so với lớp đối chứng (khá : 44,74%; giỏi 14,47%).
Từ bảng 3.2, đề tài có biểu đồ sau :
3.2.7.2. Hứng thú học tập của HS trong tiết học
Bảng 3.3 : Mức độ hứng thú học tập của HS đối với bài học
Tên trường Lớp Số HS Mức độ % 1 2 3 4 Trần Hưng Đạo TN : 4/1 38 71.24 25.18 3.58 0 ĐC : 4/2 38 17.35 22.47 39.56 20.62 Cách Mạng Tháng 8 TN : 5/1 38 74.82 22.16 3.02 0 ĐC : 5/2 38 21.57 23.14 36.52 18.77 Tổng TN 76 73.03 23.67 3.3 0 ĐC 76 19.46 22.8 38.04 19.7
Bảng 3.3 cho thấy ở lớp thử nghiệm, sự hứng thú của HS ở mức độ 1 và mức độ 2 cao hơn nhiều so với lớp đối chứng (mức độ 1 chiếm 73,03%, mức độ 2 chiếm 23,67%). Điều đó có nghĩa HS ở lớp thử nghiệm rất thích thú khi quan sát hình ảnh, đoạn phim về các đối tượng miêu tả có trong bài. Đặc biệt, các em sôi nổi, hò reo vui sướng khi tham gia trò chơi mở rộng vốn từ.
Ngược lại, qua số liệu bảng 3.3, đề tài nhận thấy HS ở lớp đối chứng không biểu hiện cảm xúc (38.04%) hoặc không hứng thú với hình ảnh, đoạn phim về các đối tượng miêu tả, không tham gia vào trò chơi mở rộng vốn từ (19.7%) chiếm tỉ lệ khá cao so với lớp đối chứng.
3.2.7.3. Mức độ chú ý của HS trong tiết học
Bảng 3.4 : Mức độ chú ý của HS trong tiết học
Tên trường Lớp Số HS Mức độ % 1 2 3 4 Trần Hưng Đạo TN : 4/1 38 83.28 14.77 1.95 0 ĐC : 4/2 38 19.23 21.58 35.67 23.52 Cách Mạng Tháng 8 TN : 5/1 38 85.1 11.58 3.32 0 ĐC : 5/2 38 14.57 29.63 38.31 17.49 Tổng TN 76 84.2 13.17 2.63 0 ĐC 76 16.9 25.6 37 20.5
Biểu đồ 3.2 : Mức độ chú ý của HS trong tiết học
Biểu đồ 3.2 cho thấy mức độ chú ý của HS ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng khác nhau rõ rệt. Ở lớp thử nghiệm, đa số HS tập trung quan sát các hình ảnh, đoạn phim, lắng nghe cô giáo hướng dẫn tìm hiểu bài, luật chơi và
nhiệm vụ chơi của trò chơi mở rộng vốn từ, chỉ một vài HS không tập trung trong tiết học.
Bên cạnh đó, biểu đồ 3.2 cũng cho thấy chỉ một số ít HS khá giỏi của lớp đối chứng thật sự tập trung trong tiết học. Những HS còn lại chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Nguyên nhân do nguồn tư liệu ít ỏi nên các em ở lớp thử nghiệm cảm thấy tiết học nhàm chán, khô khan.
3.2.7.4. Khả năng hoạt động học tập của HS
Bảng 3.5 : Mức độ hoạt động học tập của HS trong tiết học
Tên trường Lớp Số HS Mức độ % 1 2 3 4 Trần Hưng Đạo TN : 4/1 38 58.31 36.53 5.16 0 ĐC : 4/2 38 11.46 19.35 37.26 31.93 Cách Mạng Tháng 8 TN : 5/1 38 51.72 38.41 9.87 0 ĐC : 5/2 38 15.38 24.61 29.37 30.64 Tổng TN 76 55.01 37.47 7.52 0 ĐC 76 13.42 21.98 33.32 31.28
Nhìn chung, qua bảng 3.5, chúng tôi nhận thấy khả năng hoạt động học tập ở 2 lớp hoàn toàn khác nhau.
Đối với nhóm lớp thử nghiệm, bài giảng điện tử sinh động, tư liệu phong phú đa dạng, các trò chơi điện tử mở rộng vốn từ kích thích HS phát huy tính tích cực sáng tạo trong tiết học. Vì vậy, hơn 92% HS tích cực phát biểu, xây dựng và tìm cách giải quyết các yêu cầu của bài học rèn luyện các kĩ năng viết VMT, cùng với các bạn trong nhóm tham gia và giải quyết nhiệm vụ của trò chơi mở rộng vốn từ.
Đối với nhóm lớp đối chứng, phần lớn HS thụ động không phát biểu, xây dựng bài học (31.28%). Giờ học diễn ra bình thường và lặng lẽ. HS không quan sát được nhiều hình ảnh về đối tượng miêu tả, không cảm nhận đối tượng một cách sâu sắc qua các đoạn phim. Vì vậy, các em không biết
viết về đối tượng như thế nào, đa phần HS sử dụng ngữ liệu từ GV hay các bài văn mẫu trong bài làm của mình.
3.2.7.5.Kết quả khảo sát GV về hình thức và nội dung của Thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học VMT lớp 4,5
Bảng 3.6 : Bảng thống kê tỉ lệ % các nhận định của GV về hình thức và nội dung của Thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học VMT cho HS lớp 4,5
Nội dung Tỉ lệ %
Câu 1 : Giao diện của trang web
a/ Bố cục rõ ràng 100
b/ Bố cục chưa hợp lí 0
c/ Bố cục phức tạp 0
Câu 2 : Nội dung của trang web :