Tư liệu trong sách giáo khoa và bộ đồ dùng học tập giúp học sinh (HS) quan sát khi học các tiết văn miêu tả hiện nay :

Một phần của tài liệu Thiết kế thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5 (Trang 57 - 59)

quan sát khi học các tiết văn miêu tả hiện nay :

a/ Rất ít 84.28

b/ Bình thường 15.72

c/ Phong phú, đa dạng 0

6 /Khi dạy văn miêu tả, Thầy/Cô thường gặp khó khăn về :

a/ Thiếu tư liệu giảng dạy 72,96

b/ HS không thành thạo về kỹ năng làm văn 20,75

Bảng 2.4, chúng tôi nhận thấy đa số GV còn lúng túng khi hướng dẫn HS quan sát. Hầu hết các GV không biết chọn những đặc điểm nổi bật, đặc sắc của đối tượng để hướng dẫn HS quan sát. Theo kết quả khảo sát, 20,33% GV hướng dẫn HS quan sát tất cả các đặc điểm của đối tượng, 32,64% GV cho HS quan sát những đặc điểm chung của đối tượng miêu tả. Không những thế, một số GV chưa hướng HS chọn trình tự quan sát thích hợp khi miêu tả. Chỉ 55,09% GV biết kết hợp hài hoà giữa trình tự quan sát không gian và thời gian nhằm giúp HS phát huy tối đa kỹ năng quan sát của HS.

Bảng 2.4 còn cho thấy được những giác quan mà GV hướng dẫn HS khi quan sát. 100% GV chọn thị giác, kế đến là thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Nhờ vào thị giác mà HS có những nhận xét rõ ràng về màu sắc, đường nét, hình khối, sự chuyển động… của đối tượng. Nhưng muốn QS tốt thì phải kết hợp tất cả các giác quan để nhận biết những đặc điểm nổi bật của đối tượng miêu tả. Do vậy, GV cần hướng dẫn các em QS bằng nhiều giác quan chứ không chỉ sử dụng thị giác để QS.

Do thị giác là giác quan HS sử dụng nhiều nhất khi quan sát nên tư liệu về hình ảnh, đoạn phim phục vụ cho bài dạy VMT phải hết sưc phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, theo bảng 2.4, 84,28% GV cho thấy rằng tư liệu trong sách giáo khoa và bộ đồ dùng học tập giúp HS quan sát khi học các tiết văn miêu tả hiện nay là rất ít. Vì vậy mà đa số GV phải tự chuẩn bị tư liệu giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu quan sát của HS (tỉ lệ này chiếm 87.64). Nhưng do việc tìm kiếm và chỉnh sửa tư liệu khá mất thời gian nên khi được hỏi những khó khăn của việc dạy VMT, 72.96% GV trả lời là thiếu tư liệu giảng dạy.

Qua bảng 2.4, chúng tôi thu thập được một số thông tin về thực trạng dạy VMT cho HS lớp 4,5 ở TP.HCM, đặc biệt là khó khăn về tư liệu giảng

dạy VMT của GV, từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học VMT cho HS lớp 4, 5.

Bảng 2.5: Thực trạng sử dụng CNTT vào dạy văn miêu tả ở lớp 4,5

Nội dung Tỉ lệ %

1/ Thầy/Cô có thường xuyên ứng dụng CNTT để thiết kế bài giảng điện tử vào dạy VMT hay không :

Một phần của tài liệu Thiết kế thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5 (Trang 57 - 59)