Các em mong muốn có thêm những tư liệu nào về các đối tượng miêu tả (có thể chọn nhiều lựa chọn) :

Một phần của tài liệu Thiết kế thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5 (Trang 51 - 54)

tượng miêu tả (có thể chọn nhiều lựa chọn) :

a/ Hình ảnh 100

b/ Đoạn phim 100

c/ Trò chơi điện tử mở rộng vốn từ 80.74

d/ Đoạn văn 64.17

Bảng 2.2: cho thấy hầu hết HS (64,78%) cho rằng các đối tượng miêu tả trong các bài VMT như cây bàng, cây hoa hồng, con chó, con mèo, cảnh biển, dòng sông… là những đối tượng quen thuộc với các em trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, có một số HS nhận xét các đối tượng trong bài VMT khá là xa lạ với các em (35.22%). Theo các HS này, đây là lần đầu tiên HS được nghe nói về đối tượng miêu tả như cây trám, cây gạo, con ngan, con tê tê, cảnh rừng trưa, cảnh chiều tối trong khu vườn… khi học các tiết VMT. Điều này đã khiến cho các HS gặp nhiều khó khăn khi làm các bài VMT.

Bảng 2.2 cũng cho thấy được HS có một vốn kiến thức nghèo nàn về các đối tượng miêu tả. Theo kết quả khảo sát, 72,32 % HS có biết về các đối tượng miêu tả nhưng chưa lần nào tiếp xúc với đối tượng. Các em chỉ được biết về các đối tượng miêu tả qua tranh ảnh, sách báo, ti vi. Tuy nhiên, các em chưa có dịp tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng, quan sát các đối tượng bằng thị giác, nghe những âm thanh về đối tượng bằng thính giác, cảm nhận các đối tượng bằng xúc giác, khứu giác, vị giác. Thậm chí, có một số ít HS không có kiến thức gì về đối tượng miêu tả (27,68%).

Bên cạnh đó, qua bảng 2.2, chúng tôi nhận thấy HS gặp một số khó khăn khi các em làm bài VMT. Phần lớn HS không biết rõ về đối tượng miêu tả nên các em không biết chọn đặc điểm nổi bật nào của các đối tượng để tả. Tỉ lệ HS ở dạng này khá cao (54,71%). Bên cạnh đó, một số HS xác định được đặc điểm nổi bật của đối tượng miêu tả thì vốn từ về các đối tượng lại không nhiều (35,84%). Chỉ có 9,45% HS biết chọn đặc điểm nổi bật của đối tượng để tả và có vốn kiến thức về đối tượng đó nhưng những HS này không biết cách diễn đạt.

Với những vốn sống và vốn kiến thức ít ỏi về đối tượng miêu tả, HS thường tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè, người thân trong gia đình…. Theo kết quả khảo sát, 63,01% HS thường hỏi thầy cô khi gặp khó khăn về các đối tượng miêu tả. Theo các em, thầy cô là người gần gũi, biết rất nhiều kiến thức về các đối tượng miêu tả. Bên cạnh đó, 12,83% HS hỏi những người thân trong gia đình. Rất ít HS tìm kiếm tài liệu trên sách báo và Internet. Đặc biệt có một số HS không làm gì cả khi gặp khó khăn về các đối tượng miêu tả trong bài (19,35%). Qua đó, chúng tôi nhận thấy còn một số HS rất thụ động, chưa phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập nói chung và học VMT nói riêng.

Mặc dù đã tham khảo các thầy cô, người thân trong gia đình nhưng những kiến thức về các đối tượng miêu tả rất phong phú và đa dạng nên vốn kiến thức của HS về các đối tượng này vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, với câu hỏi Các em mong muốn có thêm những tư liệu nào về các đối tượng miêu tả trong bảng 2.2, 100 % HS mong muốn có thêm tư liệu về hình ảnh, đoạn phim về các đối tượng miêu tả có trong bài. Bên cạnh đó, một lượng lớn HS (80,74%) rất hứng thú với các trò chơi điện tử mở rộng vốn từ và 64.17% HS chọn đoạn văn để rèn kỹ năng diễn đạt.

Thông qua bảng 2.2, chúng tôi nhận thấy vốn sống và vốn kiến thức của HS về các đối tượng miêu tả còn ít ỏi, nghèo nàn. Đây là một trong những cơ sở để đề tài thiết kế thư viện điện tử nhằm hỗ trợ việc dạy học VMT cho HS lớp 4,5.

2.2.2.3 Nguyên nhân của thực trạng

Để làm một bài VMT tốt thì quan sát là một trong những kĩ năng có vai trò hết sức quan trọng. Muốn xây dựng được những đoạn văn hay, HS phải biết cách quan sát tốt, biết cách ghi chép đầy đủ, logic. Đối tượng miêu tả trong các bài TLV hết sức đa dạng, phong phú. Đó là cả một thế giới thiên nhiên rộng lớn, một cuộc sống muôn màu muôn vẻ: những loài cây, loài hoa, các loại quả gần gũi với các em, những loài vật dễ thương, sinh động, và cả những cảnh vật thân quen hằng ngày như dòng sông, con đường đến trường tới những danh lam thắng cảnh của đất nước... Đối tượng phong phú, đa dạng là thế nhưng tư liệu để HS quan sát hết sức nghèo nàn. HS chỉ có thể quan sát những đối tượng miêu tả thông qua những tranh vẽ trong sách giáo khoa, một vài tranh ảnh minh hoạ trong bộ đồ dùng dạy học. Đành rằng một bài VMT hay không những thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện trí tưởng tượng, sự liên tưởng, suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá,… của đề tài. Tuy nhiên, HS rất khó tưởng tượng ngay khi bản thân rất ít tiếp xúc với đối tượng miêu tả, đặc biệt đối với HS ở Tp.HCM. Với một thành phố có nếp sống hiện đại vào loại bậc nhất cả nước, những đối tượng tưởng chừng gần gũi với các em như cây cối, con vật và quang cảnh lại hết sức xa lạ. Những khu vườn với các loài hoa xinh xắn như hoa hồng, hoa mai, các loài cây sai trĩu quả vào mỗi mùa là những sự vật rất khó tìm thấy ở một thành phố đất chật người đông như Tp.HCM. Bên cạnh đó, trong thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phụ huynh luôn hối hả với công việc hằng ngày nên rất ít dịp đưa con em mình đi công viên, tham quan các danh lam

thắng cảnh nên các em khó có thể quan sát, tiếp xúc và chơi đùa với những đối tượng gần gũi như cây cối, con vật.

Với vốn kiến thức sống ít ỏi, tư liệu để quan sát lại thiếu thốn, nghèo nàn nên các em chỉ có thể tưởng tượng dựa trên các gợi ý chung chung trong sách giáo khoa và tham khảo các bài văn mẫu. Chính vì vậy, bài văn viết của học sinh có những nét chung giống nhau theo hướng dẫn tìm ý và dàn ý của Gv. Nội dung bài viết thường mang tính liệt kê, kể lễ dài dòng, diễn đạt vụng về. Các em chưa biết dừng lại để đi sâu về một chi tiết, một sự việc cụ thể nổi bật. Đại đa số các bài VMT của HS Tiểu học vẫn còn chung chung, khuôn sáo, nghèo nàn, không thấy được cái mới, cái riêng, cái độc đáo của chính các em khi miêu tả.

2.2.3. Thực trạng dạy VMT của GV tiểu học ở TPHCM

2.2.3.1 Thực trạng nhận thức của GV về vai trò của VMT và sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy VMT ở tiểu học

Bảng 2. 3: Thực trạng nhận thức của GV về vai trò của VMT và sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy VMT ở tiểu học

Nội dung Tỉ lệ %

Một phần của tài liệu Thiết kế thư viện điện tử hỗ trợ việc dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5 (Trang 51 - 54)