Hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam (Trang 69 - 72)

HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay của SGD NHNTVN

2.2.2 Hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định tài chính dự án

 Về phương pháp thẩm định

Phương pháp thẩm định cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của công tác thẩm định bởi khi sử dụng phương pháp còn thiếu sót sẽ gây ra việc hiểu về hiệu quả dự án khác nhau. Về cơ bản hiện nay nội dung về phương pháp thẩm định của Sở Giao Dịch NHNoVN là khá đầy đủ. Tuy nhiên sự am hiểu và vận dụng các kiến thức đó trong quá trình thẩm định thì không phải mọi cán bộ là như nhau. Việc thẩm định dự án trung và dài hạn lại không phải là một công việc đơn giản mà nó thực hiện trên nhiều công

việc khác nhau, bao hàm vô số các biến động khác nhau. Chính vì vậy việc hệ thống hoá các kiến thức thẩm định và không ngừng phát triển là một công việc cần làm tại Sở Giao Dịch.

 Về nội dung thẩm định dự án

- Thẩm định tư cách pháp lí của dự án (hồ sơ dự án) và chủ dự án: đây là một mặt thẩm định có liên quan đến các văn bản pháp luật khác nhau. Bản thân mỗi cán bộ thẩm định khó có khả năng nắm vững toàn bộ các văn bản này hoặc nếu có thì sẽ rất tốn thời gian và công sức. Thực tế các văn bản phục vụ cho công tác thẩm định rất phức tạp: Luật doanh nghiệp nhà nước, luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật đầu tư nước ngoài, Quy chế đầu tư và xây dựng cơ bản... và còn chưa tính đến luật pháp quốc tế. Nhưng việc thẩm định mà cán bộ thẩm định thực hiện không phải liên quan đến tất cả những gì có trong các văn bản này nên việc tra cứu trong quá trình thẩm định sẽ rất khó khăn. vậy Sở Giao Dịch cần hệ thống hoá những nội dung cần thiết cho mặt thẩm định này và có sự bổ sung cần thiết cho mặt thẩm định này và có sự bổ sung cần thiết, kịp thời khi có sự thay đổi về luật, quy định. Bên cạnh đó hoàn thiện hồ sơ pháp lí bao gồm đầy đủ các tài liệu cần thiết cũng là một công việc cần làm để hoàn thiện công tác thẩm định ở bước này.

- Thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư:

Như đã phân tích khả năng tài chính của chủ dự án có ảnh hưởng không nhỏ đến dự án không chỉ từ phương diện rủi ro phá sản mà khả năng của chủ dự án trong các mặt khác cũng có ảnh hưởng lớn đến quản lí, điều hành, và thực hiện thành công dự án. hiện nay có rất nhiều tài liệu khác nhau trình bày về phần thẩm định này. Tuy nhiên sự vận dụng kiến thức đối với doanh nghiệp và đối với các ngân hàng lại khác nhau, vì vậy Sở Giao Dịch cần hệ thống những nội dung cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định của mình. Đứng trên quan điểm của ngân hàng khi phân tích thì khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn là hai mặt quan trọng nhất. Bên cạnh đó phân tích khả năng hoạt động cũng cho phép đưa ra những biện pháp nâng cao tính khả thi của dự án. Cùng với những Báo cáo tài chính Sở Giao Dịch cần yêu cầu đơn vị xin vay cung cấp đầy đủ thôngtin về tình hình nợ để sử dụng hợp lí chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán. Đồng thời để cán bộ thẩm định đưa ra quyết định đúng đắn về khả năng tài chính của chủ đầutư Sở Giao Dịch cần

xấu). Sở Giao Dịch cần phối hợp chặt chẽ với các ngành sản xuất, dịch vụ và tổng cục thống kê để có thông tin về tỉ lệ tham chiếu nhằm phục vụ tốt hơn công tác thẩm định.

- Thẩm định dự án bao gồm: Thẩm định hiệu quả tài chính dự án và Thẩm định khả năng thực hiện dự án (tính khả thi)

Trên cơ sở các tài liệu mà chủ dự án cung cấp trong đó quan trọng là luận chứng kinh tế kĩ thuật của dự án, cán bộ thẩm định cần tiến hành công việc của mình. Các tài liệu bổ sung cho công việclà những thông tin mà cán bộ thẩm định tự tiến hành thu thập. Trước tiên cán bộ thẩm định cần kiểm tra tính hợp lí của các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp đoì hỏi cán bộ thẩm định phải có kinh nghiệm.

Mỗi sự không hợp lí đều phải được điều chỉnh bằng cách yêu cầu giải trình hoặc cung cấp lại thông tin. Trên cơ sở thông tin đã được kiểm tra cán bộ thẩm định mới tiến hành các nội dung tiếp theo.

Đối với thẩm định tổng vốn đầu tư: cán bộ thẩm định cần nghiên cứu tình hình thị trường, các định mức kinh tế - kỹ thuật trong các văn bản quản lý hiện hành của Nhà nước, xây dựng danh mục chi phí cho thẩm định tổng vốn đầu tư theo một biểu sẵn có, tùy từng dự án cụ thể mới có sự bổ sung thêm. Điều này vừa đỡ tốn kém thời gian và chi phí cho công tác thẩm định đồng thời tránh được thiếu sót trong quá trình thẩm định.

Đối với việc thẩm định doanh thu, chi phí của dự án: do công tác dự báo đóng vai trò quan trọng trong nội dung này nên để có con số dự báo mang tính khách quan và khoa học, cán bộ thẩm định cần có sự nhận định về xu hướng biến động của các yếu tố giá cả trong cả giai đoạn trước đồng thời căn cứ vào diễn biến thị trường hiện tại và các yếu tố có ảnh hưởng để các con số dự báo chính xác, nếu có sai lệch cũng nằm trong giới hạn cho phép và có khả năng chấp nhận được.

Đối với thẩm định dòng tiền của doanh nghiệp và dự án: dòng tiền của dự án xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Ngoài việc thẩm định sự chính xác và đầy đủ về các dòng tiền này, cán bộ thẩm định cần chú ý tới tỷ trọng của dòng tiền trong từng hoạt động trên tổng số. Có như vậy mới đánh giá đúng tính chất hoạt động của dự án, bởi dòng tiền có tỷ trọng lớn từ hoạt động tài chính sẽ dễ bị thay đổi bởi sự biến động của thị trường, đặc biệt

là thị trường chứng khoán.

SGD cần quy định rừ cỏc chỉ tiờu cần phải tớnh toỏn để cú sự đồng bộ trong các bản báo cáo thẩm định. SGD nên bắt buộc các cán bộ thẩm định phải tính các chỉ tiêu NPV, IRR, PP, điểm hòa vốn, tỷ lệ sinh lời của dự án và có khung quy định rừ ràng cỏc mức chấp nhận được của từng chỉ tiờu. Ngoài ra, SGD cần phải cú hướng dẫn cụ thể về cách tính tỷ suất chiết khấu của dự án khi tính các chỉ tiêu trên, tránh trường hợp mỗi người tính một kiểu. Khi tính điểm hoà vốn của dự án, cần quy định là phải tính điểm hòa vốn của cả đời dự án chứ không chỉ tính điểm hòa vốn từng năm.

Khi nghiên cứu thị trường của dự án và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của dự án, cán bộ thẩm định cần phải theo phương pháp thống kê để tính toán được khả năng cạnh tranh của các dự án tương tự trước đó, từ đó kết hợp với các điều kiện hiện tại của dự án nêu lên được khả năng cạnh tranh của sản phẩm sau khi dự án đi vào hoạt động, chứ không mang tính ước lượng như hiện nay.

2.2.3. Đa dạng hóa và hoàn thiện công tác nguồn thông tin phục vụ thẩm định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w