Phương pháp dự báo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam (Trang 35 - 37)

2. Hình:

1.2.4.4.Phương pháp dự báo

Để có thể đánh giá được thị trường, tài chính của doanh nghiệp có một phương pháp đó là phương pháp dự báo.

Ngoài việc thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của các dự án, vẫn còn một số nhân tố chưa được cán bộ thẩm định quan tâm nhưng thực chất là cần phải đề cập trong chu trình thẩm định khách hàng vay vốn. Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: giá vàng, tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, chính trị, xã hội. Trên cơ sở những thông tin về tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán được mà báo chí và các báo cáo nghiên cứu thị trường, những diễn biến của nền kinh tế trong thời gian tới, cán bộ tín dụng cần có kiến nghị cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố trên trong chu trình thẩm định khách hàng. Đây cũng là một trong số biện pháp nhằm nâng cao vai trò, chất lượng công tác thẩm định dự án.

V í dụ: “Dự án đầu tư mở rộng nhà máy và nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm nhựa cao cấp" của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên nhựa Hà Nội, theo như d ự áịnh mức chi phí nguyên vật liệu phụ, đơn vị tính 7% chi phí nguyên vật liệu chính là sát với tình hình thực tế. Tuy nhiên, các chi phí này khá nhạy cảm nên cán bộ tín dụng dự trù chi phí tăng lên 10% và tính toán lại hiệu quả của dự án.

1.2.4.5.Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tuơng lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác, thời gian hoàn vốn thường rất dài, do đó có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong qúa trình thực hiện dự án. Để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả dự án, cán bộ tín dụng phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân

tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án, đảm bảo hiệu quả tài chính của dự án. Các rủi ro có thể có là:

- Rủi ro cơ chế chính sách: Đây là loại rủi ro được xem là không thể can thiệp vào được mà chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng của nó đối với DAĐT. Nó bao gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi xây dung dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án. Để giảm thiểu loại rủi ro này, khi thẩm định dự án, cán bộ thẩm định xem xét mức độ tuân thủ của dự án(thể hiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và quy định hiện hành có liên quan tới dự án.

- Rủi ro xây dựng hoàn tất: Dự án hoàn thành không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Đây cũng là loại rủi ro nằm ngoài khả năng điều chỉnh và kiểm soát của SGD, tuy nhiên cán bộ thẩm định có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư các biện pháp như: lựa chọn nhà thầu xây dựng có uy tín, sức mạnh tài chính, giàu kinh nghiệm; thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình; giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng; dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán; quy định rõ vấn đề đền bù trong trường hợp chậm tiến độ, hợp đồng giá cố định hoặc chìa khoá trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ các bên…

- Rủi ro về thị trường: Đây là loại rủi ro xảy ra khi thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án. Để giảm thiểu loại rủi ro này, cán bộ đầu tư nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận, dự kiến cung cầu thận trọng, phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý hành vi của người tiêu dùng cuối cùng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp như phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất…, xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của chính phủ…

- Rủi ro bán hàng: Đây là loại rủi ro xảy ra khi nguồn nguyên nhiên vật liệu của dự án bị ảnh hưởng như việc không cung cấp được hàng hóa với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ.

Loại này có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách: trong quá trình xem xét dự án, cán bộ đầu tư nghiên cứu, đánh giá các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án, đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án; nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư; linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu đưa vào…

- Rủi ro kĩ thuật: Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Với loại rủi ro này, cán bộ thẩm định đề xuất với chủ đầu tư một số biện pháp để giảm thiểu rủi ro như: Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng; bộ phận vận hành phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm; có thể kí hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng; bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh; kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành; quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ…

- Rủi ro kinh tế vĩ mô: Loại rủi ro này là rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỉ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất…nó cũng nằm ngoài khả năng kiểm soát của Ngân hàng. Để giảm thiểu rủi ro cho SGD, cán bộ thẩm định thực hiện phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản; đề xuất SGD sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm, bảo vệ trong các hợp đồng, đảm bảo của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam (Trang 35 - 37)