Các phương pháp thẩm định dự án đầutư tại SGD VCB

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam (Trang 29 - 32)

2. Hình:

1.2.4.Các phương pháp thẩm định dự án đầutư tại SGD VCB

Các dự án trung và dài hạn thường rủi ro khá lớn công việc thẩm định tài chính dự án thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Đối với SGD VCB thì các cán bộ trong phòng Đầu tư- dự án thường sử dụng những phương pháp sau trong quả trình thẩm định các dự án đầu tư xin vay vốn trung và dài hạn của mình:

- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu - Phương pháp thẩm định theo trình tự - Phương pháp phân tích độ nhạy - Phương pháp triệt tiêu rủi ro

1.2.4.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu

Ở phương pháp này, cán bộ tín dụng khi thẩm định thường so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, các định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ quốc tế và trong nước cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu.

Cán bộ tín dụng sẽ dựa trên quy định về hồ sơ vay vốn của khách hàng để kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn.

Cán bộ tín dụng tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án và so sánh chúng với những chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư, Chuyên viên Tái thẩm định còn sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu khoản mục chi phí...). Các tiêu chuẩn thường sử dụng trong phương pháp này là:

• Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.

• Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong chiến lược đầu tư công nghệ.

• Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động.

• Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý...của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.

• Tiêu chuẩn về loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi.

• Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.

Ví dụ

1.2.4.2.Phương pháp thẩm định theo trình tự

kết luận sau. Đây là phương pháp thẩm định cơ bản nhất mà không chỉ Sở giao dịch ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam hiện nay đang áp dụng mà còn được sử dụng rộng rãi ở các Ngân hàng thương mại khác bởi độ an toàn và chính xác cao của nó.

a) Thẩm định tổng quát

Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính pháp lý, tính phù hợp, tính hợp lý của dự án. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dự kiến.

b) Thẩm định chi tiết

Là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả, tính hiện thực của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, môi trường, kinh tế… phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trong giai đoạn thẩm định chi tiết, cần đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay sửa đổi, bổ sung hoặc không thể chấp nhận được. Khi tiến hành thẩm định chi tiết sẽ phát hiện được các sai sót, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể bác bỏ toàn bộ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nội dung còn lại của dự án.

Ví dụ: “Dự án đầu tư mở rộng nhà máy và nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm nhựa cao cấp” của Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Nhựa Hà Nội có tổng vốn đầu tư và nguồn tài trợ như sau:

+ Tổng vốn đầu tư : 19.953.062.000 VNĐ Trong đó: - Vốn thiết bị : 17.210.400.000 VNĐ - Vốn xây lắp : 2.323.162.000 VNĐ - Chi phí vận chuyển, khác : 244.500.000 VNĐ - Dự phòng phí : 175.000.000 VNĐ + Nguồn vốn: - Vốn vay dài hạn : 16.650.000.000 VNĐ

- Vốn tự có : 3.303.062.000 VNĐ

* Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định tổng quát và kết luận đối với tổng mức đầu tư của dự án như sau

- Chi phí mua sắm thiết bị 17,2 tỷ đồng, trên cơ sở năng lực thiết bị hiện có của công ty, công ty đã tiến hành đấu thầu và chào hàng mua sắm các máy móc thiết bị nên giá cả tương đối hợp lý.

- Vốn xây lắp là 2,323 tỷ đồng cho việc xây mới 1000m2 nhà xưởng để lắp đặt máy móc, bao gồm bố trí mặt bằng và thiết kế nhà xưởng bằng khung sắt chịu lực đủ để trang bị hệ thống cầu trục 2 dầm có sức nâng trên 10 tấn, khẩu độ 15 mét, lắp đặt đường điện, nước và công trình ngầm. Chi phí xây lắp là 1,969 tỷ đồng (đã qua đấu thầu), chi phí khác 179 triệu đồng và dự phòng xây lắp 175 triệu đồng. Do vậy, chi phí xây lắp đơn vị lập là hợp lý.

* Khi tiến hành thẩm định chi tiết:

Bảng 1.7 Danh mục máy móc thiết bị

TT Diễn giải Nguyên tệ Đồng VN

1

Máy ép phun nhựa 850 tấn (máy cũ còn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trên 80%, xuất xứ Nhật Bản) 10.000.000 JPY 2.070.000.000 2 Máy ép phun nhựa 650 tấn 150.000 USD 3.150.000.000 3 Máy ép phun nhựa 150 tấn (máy cũ còn

trên 80%, xuất xứ Đài Loan) 17.500 USD 367.500.000 4 Trung tâm gia công đứng 3 trục 330.000 USD 6.930.000.000

5 Máy xung điện CNC 1.475.200.000

6 Máy kiểm tra ép khuôn 105.000 USD 2.205.000.000

7 Máy băm nhựa 62.700.000

8 Các thiết bị phụ trợ 150.000.000 9 Thiết kế, chế tạo lắp đặt hệ thống cầu trục 800.000.000

Sau thi thẩm định chi tiết danh mục các thiết bị công ty mua, cán bộ tín dụng thấy công ty mua sắm các thiết bị với giá hợp lý và Chi phí mua sắm thiết bị 17,2 tỷ đồng là hoàn toàn hợp lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam (Trang 29 - 32)