Hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam (Trang 62 - 64)

- Thẩm định doanh nghiệp vay vốn: Tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, đơn vị chủ

1.4.2. Hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án và nguyên nhân

1.4.2.1. Hạn chế

Qua nghiên cứu một số báo cáo thẩm định dự án tại SGD, em thấy rằng: mặc dù SGD đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ kể trên, nhưng bên cạnh đó, công tác thẩm định dự án tại SGD vẫn còn một số hạn chế sau:

1.4.2.1.1. Về quy trình thẩm định

Công tác thẩm định tại SGD được phân chia theo số lượng cán bộ thẩm định, mỗi cá nhân sẽ chịu trách nhiệm về một số khách hàng nhất định. Mô hình này có ưu điểm nhằm tránh chồng chéo trong công việc, thuận tiện cho việc tìm hiêu khách hàng và chịu trách nhiệm với cấp trên. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời tạo áp lực công việc cho cán bộ thẩm định khi cùng một lúc phải làm quá nhiều đầu việc mà có nhiều đầu việc không phải là thế mạnh hay chuyên môn của từng người dẫn đến chất lượng công việc bị giảm sút. Mặc dù thời gian thẩm định không quá so với quy định nhưng thông tin thu được bị hạn chế, thiếu tính khách quan và thiếu sự so sánh tổng hợp do cán bộ thẩm định chỉ biết khách hàng của mình.

1.4.2.1.2.Nội dung thẩm định

Công tác thẩm định tại SGD chưa có một khuôn mẫu nào cụ thể, toàn vẹn để các cán bộ thẩm định có thể áp dụng đồng thời. Việc thẩm định hiện nay tại SGD chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ. Cách tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính hay độ nhạy dự án chưa thực sự rõ ràng. Với các chỉ tiêu NPV hay IRR chưa có cách tính WACC cụ thể hay thiếu thông tin về lãi suất vốn chủ sở hữu. Trong khi tính toán chỉ tiêu NPV, IRR, mỗi cán bộ thẩm định lại lấy một tỷ suất chiết khấu khác nhau, đa số lấy tỷ suất chiết khấu bằng với lãi suất cho vay hiện hành của SGD, có người thì lấy một tỷ lệ cố định mà mình cho là hợp lý và dễ tính toán, thậm chí khi cảm thấy khó khăn với việc tính toán một chỉ tiêu nào đó, cán bộ thẩm định

bỏ qua chỉ tiêu ấy và tính tiếp các chỉ tiêu khác, điều này làm cho kết luận của báo cáo thẩm định chưa hoàn toàn chính xác.

- Về phân tích độ nhạy, cần quan tâm đến sự thay đổi giá trị của NPV và IRR khi một trong các yếu tố khác (như yếu tố đầu vào) thay đổi thì ở đây, cán bộ tín dụng lại để NPV và các yếu tố khác không thay đổi, doanh thu biến đổi và xem xét sự thay đổi của IRR. Hơn nữa, việc tính độ nhạy thường là không được chú trọng, dễ bỏ qua hoặc nếu có thì chỉ cho một yếu tố thay đổi còn lại cố định. Việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và độ nhạy của dự án là những phân tích rất quan trọng, đóng vai trò quyết định với việc cấp tín dụng nhưng nó hiện đang được thực hiện một cách cảm tính và dựa vào kinh nghiệm cá nhân là chủ yếu. Vì thế, khâu này cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới.

- Như đã nói ở trên, phương pháp dự báo là một phương pháp thẩm định mới và rất nên đưa vào trong quá trình thẩm định nhằm nâng cao chất lượng thẩm định nhưng hiện nay phương pháp này vẫn chưa được xem xét một cách đúng mức tại SGD. Bằng chứng là việc cán bộ thẩm định để giá sản phẩm không thay đổi qua các năm trong khi ảnh hưởng rất rõ của yếu tố lạm phát sẽ làm giá cả thay đổi không ngừng, nhất là trong thời điểm nền kinh tế thế giới đang có nhiều diễn biến bất ổn bởi hậu quả của các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công trong những năm gần đây

- Để tiện tính toán với nhiều dự án, một số cán bộ thẩm định tại SGD đã áp đặt một cách chủ quan thời gian cho vay, lịch trả nợ mà không căn cứ vào luồng tiền phát sinh của dự án dẫn đến việc đánh giá khả năng trả nợ của dự án là chưa thực sự chính xác.

- Khi thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án, cán bộ thẩm định chưa tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này, do vậy việc thẩm định các máy móc thiết bị của dự án chưa thật sự chính xác bởi vì các cán bộ thẩm định ở SGD đều được đào tạo về kinh tế, không có chuyên môn cũng như hiểu biết chuyên sâu về các vấn đề kỹ thuật.

- Tuy đã tính đến ảnh hưởng của yếu tố thị trường và tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nhưng vẫn mang tính chủ quan, chưa có phương pháp phân tích thống kê nào để xác định một cách chính xác và khoa học.

Thông tin thẩm định được huy động từ khá nhiều kênh báo đài, báo mạng… nhưng nhìn chung tính sàng lọc của thông tin không cao, trong khi thông tin chủ yếu do khách hàng cung cấp thì độ tin cậy thấp. Cán bộ thẩm định ở SGD do phong cách làm việc cá nhân, thiếu sự hợp tác, phối hợp tìm hiểu, trao đổi thông tin với các chuyên gia tại các cơ quan chuyên môn như Cục Thuế, Cục Thống kê… nên việc đánh giá chất lượng thông tin là không hoàn toàn chính xác.

Cán bộ thẩm định chủ yếu dựa trên thông tin cho khách hàng cung cấp, dựa trên kế hoạch doanh thu của khách hàng cung cấp mà không tự tìm hiểu sâu. Trong khâu thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư, cán bộ thẩm định dựa trên hồ sơ khách hàng nộp khi muốn vay vốn. Tuy nhiên khách hàng thường đưa ra con số về vốn chủ sở hữu cao hơn số thực tế để dễ dàng vay vốn hơn, mà việc thẩm định lại vốn chủ sở hữu này rất khó khăn và tốn nhiều thời gian nên cán bộ thẩm định ở SGD thường bỏ qua và chấp nhận số liệu của khách hàng đưa ra. Việc đánh giá, dự báo công suất và doanh thu dự án của khách hàng đưa ra thường không chính xác và còn mang nặng yếu tố chủ quan, hoặc có thể do khách hàng cố tình đưa ra những con số cao hơn thực tế để “đánh lừa” cán bộ thẩm định và SGD. Nếu cán bộ thẩm định không thẩm định lại dòng tiền hàng năm và công suất thực tế của dự án thì sẽ dẫn tới trường hợp dự án không đạt hiệu quả kinh tế như mong đợi và trở thành nợ xấu cho SGD. Tuy nhiên, việc tính toán lại những chỉ số này thường rất khó khăn vì nhiều khoản mục chi phí còn chịu tác động mạnh của các yếu tố bên ngoài như trượt giá, lạm phát, khủng hoảng kinh tế…, do đó rất ít cán bộ thẩm định ở SGD có thể thẩm định chính xác những chi phí này bằng các phương pháp phân tích độ nhạy và rủi ro của dự án. Thêm vào đó, khoản mục “chi phí khác” trong bảng tính chi phí của khách hàng rất khó xác định chính xác. Việc thẩm định dòng tiền của dự án là rất quan trọng trong hiệu quả tài trợ vốn của SGD, thẩm định không chính xác dòng tiền sẽ dẫn tới việc ra quyết định tài trợ vốn không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w