Phương pháp thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy của dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam (Trang 32 - 35)

2. Hình:

1.2.4.3.Phương pháp thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy của dự án

Phương pháp này cho biết giá trị của các tiêu chuẩn hiệu quả thay đổi ra sao khi có sự thay đổi giá trị của bất kỳ yếu tố nào (giá bán đơn vị, chi phí đơn vị ...).

theo một biến số hoặc một loạt biến số. Dự án nhạy cảm với các yếu tố bất định và cần dự tính chính xác các biến mà tử số ước tính của chúng có thể có những sai sót đáng để ý. Việc phân tích độ nhạy cảm được minh hoạ dựa trên cơ sở của phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV).

Trong thực tiễn, không cần phải phân tích sự thay đổi của một hến số có thể mà người ta chỉ hướng việc phân tích vào các biến cốt lõi ảnh hưởng nhiều nhất đến dự án hoặc vì chúng là những thông số lớn hoặc có khả năng thay đổi đáng kể xung quanh trị số khả thi nhất.

Người ta có thể trắc nghiệm độ nhạy của giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án giả định theo các phương án và trị số vốn đầu tư, giá cả đầu vào hay giá cả sản phẩm của dự án hay tỷ lệ chiết khấu, công suất huy động thực tế ... khác nhau. Việc phân tích, kiểm tra trên cơ sở giả thiết nhiều phương án chứng minh độ nhạy rõ ràng của dự án đối với các điều kiện bất định.

Bất kỳ chỉ tiêu hiệu quả nào đều có thể được tính bằng cách dùng các phương án “bi quan” hoặc “lạc quan”. Phân tích độ nhạy cho phép hiểu tốt hơn biến số có tính chất sống còn đối với việc đánh giá dự án. Việc phân tích như vậy sẽ có ích cho nhứng người có trách nhiệm quản lý dự án sau này. Nó làm rõ các “khoảng tới hạn” đòi hỏi sự quan tâm quản lý sát sao nhằm đảm bảo kết quả kinh doanh của dự án.

+ Các bước của việc phân tích độ nhạy dự án :

- Xác định các biến then chốt dự kiến sẽ có tầm quan trọng lớn, có ảnh hưởng lớn tới sức sống của dự án.

- Xác định khoảng dao động có thể của các biến then chốt.

- Tính các giá trị khác nhau dễ xảy ra nhất cho từng biến với khoảng dao động đã có.

- Kết hợp các giá trị khác nhau của các biến hợp lý để đưa ra kết luận.

Phân tích độ nhạy là công cụ đơn giản, thích hợp cho việc kiểm tra độ nhạy của dự án đối với các thay đổi của biến này hay biến khác. Mặc dù phân tích độ nhạy của dự án cũng có những hạn chế của nó như phạm vi thay đổi của mỗ biến thường có xác suất xuất hiện khác nhau. Hoặc những kết quả về phân tích độ nhạy không đem lại cho người ra Quyết định một giải pháp rõ ràng đối với vấn đề lựa chọn dự án. Song các nhà nghiên cứu lý thuyết và thực hành nhận thấy rằng nó là

một công cụ hữu ích, nó đem lại cho người phân tích ý tưởng về một số điều không chắc chắn và hiệu quả của việc phân tích này sẽ cao khi được bổ trợ những hình thức phân tích thích hợp khác tuỷ vào điều kiện thực tế của từng dự án.

Về phía ngân hàng:

Tiến hành phương pháp phân tích độ nhạy của dự án bằng cách thẩm định sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án (NPV, IRR, thời gian hoàn vốn T...) khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy giúp xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với biến động của các yếu tố có liên quan giúp Ngân hàng đưa ra được phương án cho vay hợp lý đối với những dự án có độ an toàn cao và thận trọng xem xét trong việc cho vay đối với những dự án có độ an toàn thấp. Cán bộ thẩm định dùng phương pháp này để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.

Trước hết, cán bộ thẩm định xác định những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, sau đó dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như: vượt chi phí đầu tư, giá các chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi… và đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án.

Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống xấu thường được chọn từ 10% đến 20% dựa trên cơ sở phân tích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong những năm tương lai. Nếu dự án vẫn đạt được hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem lại khả năng xảy ra tình huống xấu đó để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hay hạn chế chúng.

Ví dụ:

“Dự án đầu tư mở rộng nhà máy và nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm nhựa cao cấp" của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên nhựa Hà Nội, cán bộ tín dụng phân tích rủi ro bằng phương pháp phân tích độ nhạy. Trong đó xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu NPV, IRR khi một trong hai biến: giá nguyên vật liệu tăng, sản lượng giảm. Cụ thể: khi giá nguyên vật liệu tăng 5%, NPV = 699.365.000đ > 0,

kết luận dự án aó mức độ rủi ro trung bình và ngân hàng có thể đầu tư dự án này. (Xem bảng 1.9)

Bảng 1.8: Thống kê các chỉ tiêu NPV, IRR

STT Các chỉ tiêu Số liệu chủ đầu tư lập Số liệu sau thẩm định

NPV IRR NPV IRR

1 Tính huống bình thường 6.759.433 19% 2.647.978 16%

2 Giá NVL tăng 5% 4.809.065 16% 699.365.000 13%

3 Giá bán giảm 3% 4.385.387 15% 394.810.000 13%

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam (Trang 32 - 35)