Về nguồn dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP việt á luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 41 - 43)

2.2.2.1. Thực hiện quan sát thực tế

Tôi là ngƣời làm việc tại Ngân hàng TMCP Việt Á nên tôi có điều kiện vừa làm việc vừa quan sát, tìm hiểu về thực tế hoạt động kinh doanh và quản lý nguồn nhân lực của Ngân hàng để từ đó có những đánh giá, nhân xét và đƣa ra các ý tƣởng.

2.2.2.2. Thực hiện thảo luận

Cách thức thực hiện chung.

Tác giả gửi giấy mời hội thảo cùng với tài liệu nội dung hội thảo và các câu hỏi cần quan tâm cho các đối tƣợng đã chọn mẫu trƣớc một tuần.

Tổ chức họp nhóm, tác giả trình bày lại các vấn đề đã có trong tài liệu (đƣợc gửi trƣớc) về công tác quản lý thực tiễn nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Việt Á để mọi ngƣời cùng thảo luận đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và từ đó tác giả đƣa ra các đề xuất của mình về công tác quản lý nguồn nhân lực trong những năm tới để mọi ngƣời tiếp tục thảo luận và đóng góp thêm các ý kiến.

Đối tượng hội thảo.

Đối tƣợng cấp quản lý, tác giả tiến hành chọn mẫu bằng cách lựa chọn các đối tƣợng là các Tổ trƣởng, Phó phòng /ban, Trƣởng phòng /Ban trong Ngân hàng TMCP Việt Á, nhằm nhận đƣợc thông tin nhiều chiều dựa vào vị trí, trình độ, kinh nghiệm... của họ.

Đối tƣợng là nhân viên, đƣợc chọn mẫu là 20% số lƣợng nhân viên từ các phòng /ban trong Ngân hàng, nhằm mục đích thu nhận đƣợc thông tin từ đối tƣợng là ngƣời lao động trực tiếp.

Ngoài ra tôi chọn một lãnh đạo là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng để phỏng vấn và thảo luận nhằm thu thập những thông tin mang tính định hƣớng, chiến lƣợc

Nội dung hội thảo.

Nội dung hội thảo đƣợc xây dựng nhằm mục đích thu thập thông tin liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu. Nội dung tập trung chủ yếu về công tác quản lý nguồn

31

nhân lực hiện tại của Ngân hàng, nhƣ: Chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc nhân sự, Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân sự, chế độ lƣơng, chế độ thƣởng.

Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số biện pháp điều chỉnh các mặt công tác quản lý nguồn nhân lực trên, nhƣ là: Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân sự, chế độ lƣơng, chế độ thƣởng.

Cách lập và sử dụng câu hỏi thảo luận

- Đối với các cấp quản lý tôi lập và sử dụng câu hỏi mở và câu hỏi gây tranh luận để mọi ngƣời có thể thảo luận kỹ và rõ từng vấn đề.

- Đối với nhân viên tôi chia thành hai nhóm, tôi chỉ lập và sủ dụng câu hỏi mở để mọi ngƣời trình bầy kỹ các vấn để đƣợc và những ngƣời khác có thể bổ sung thêm các ý kiến ( không cần thiết phải tranh luận ở đối tƣợng này).

- Đối với cao cấp là Chủ tịch Hội đồng quản trị, tôi lập và sử dụng câu hỏi mở để Chủ tịch nêu các quan điểm, các đánh giá, các nhận xét và các định hƣớng về chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực.

- Lƣu ý: Có bảng mẫu câu hỏi đƣợc lập thành “Mẫu xin ý kiến” gửi cho tất cả các đối tƣợng đƣợc chọn mẫu trƣớc 01 tuần khi buổi thảo luận diễn ra, (trong phụ lục A).

2.2.2.3. Thực hiện điều tra trắc nghiệm

Là phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi đã đƣợc thiết kế sẵn từ trƣớc cho các đối tƣợng đƣợc điều tra để thu thập các thông tin có liên quan đến các nội dung cần điều tra nó bao gồm các câu hỏi, các câu trả lời đƣợc sắp xếp theo một logic nhất. Bảng câu hỏi này là phƣơng tiện để giao tiếp giữa ngƣời nghiên cứu và ngƣời trả lời trong tất cả các phƣơng pháp phỏng vấn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc nào đó.

- Bảng câu hỏi tiêu chuẩn đƣợc biết nhƣ bảng câu hỏi Tuyển dụng nhân lực, Đào tạo nhân lực, Khích lệ lao động, Khen thƣởng và Làm việc nhóm đƣợc viết bởi Đinh Viê ̣t Hòa (2009) và nhà nghiên cứu đƣợc sử dụng để nghiên cứu qui mô của

32

chính sách và thực tiễn trong tổ chức. Bảng câu hỏi có 5 phần đƣợc thể hiện trong hình thức nhƣ: Tuyển dụng; Đào tạo; Khích lệ lao động ; Làm việc nhóm và Khen thƣởng. Có 50 nhận định đƣợc đặt ở bên trong tƣơng ứng với những nhận định cụ thể đƣợc nhắc đến với ô đặt trƣớc mỗi số cho câu trả lời của ngƣời trả lời đối với mỗi nhận định. Câu trả lời đƣợc yêu cầu ĐÁNH DẤU “۷” vào trong những ô nếu những câu hỏi diễn tả ĐÚNG tình hình của Ngân hàng. Và BỎ TRỐNG nếu những câu đó diễn tả SAI với tình hình của Ngân hàng.

- ĐÚNG nghĩa là mỗi nhận định ký hiệu sự tồn tại của vấn đề trong tổ chức. Bất kỳ nhận định nào là SAI đƣợc hiệu rằng vấn đề thể hiện trong nhận định không tồn tại.

- Ƣu điểm của phƣơng pháp: có thể điều tra đƣợc trên diện rộng, một số lƣợng lớn khách thể nghiên cứu trong thời gian ngắn, dễ khái quát vấn đề, phƣơng pháp tiến hành đơn giản và mang tính chủ động cao.

- Hạn chế: Do thiết kế sẵn câu hỏi và trả lời, nên phƣơng pháp này nhiều khi không đảm bảo độ khách quan và tính trung thực của kết quả. Mặt khác điều tra trên diện rộng nên tốn kém chi phí.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP việt á luận văn ths kinh doanh và quản lý (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)