Các cơ sở thiết lập thẻ điểm cân bằng

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động tại chi cục thuế huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh (Trang 54)

3.1.1. Tuyên ngôn ngành thuế

Ngày 1/11/2012, Tổng cục Thuế đã ký quyết định 1766/TCT ban hành “Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam”. Đây là sự cam kết về trách nhiệm của ngành Thuế trước Đảng, Nhà nước và nhân dân; đồng thời thể hiện quyết tâm của toàn thể cán bộ,

công chức, viên chức thuế nhằm thực hiện công khai, minh bạch, đổi mới trong công tác quản lý thuế và phục vụ NNT theo mục tiêu của chiến lược đã đề ra.

Để Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam tổ chức triển khai sâu rộng, thống nhất trong toàn ngành, ngày 04/12/2012, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 4346/TCT-CC báo cáo tóm tắt một số nội dung cơ bản của Tuyên ngôn ngành thuế như sau:

Tuyên ngôn của một tổ chức là tuyên bố có giá trị lâu dài về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, niềm tin, phương châm hành động và trách nhiệm của tổ chức. Đó chính là một "hạt nhân vững chắc và không thay đổi" để mang lại sự ổn định cho tổ chức khi đối mặt với những thay đổi của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và tạo dựng thành công cho mình.

Trong từng giai đoạn cụ thể, bản Tuyên ngôn sẽ giúp cho tổ chức đảm bảo sự thống nhất về "tôn chỉ" hoạt động xuyên suốt và trách nhiệm của tổ chức đó trước cộng đồng; cung cấp một tiêu chuẩn để huy động, liên kết và phân phối nguồn lực của tổ chức, phục vụ cho các nhiệm vụ hướng tới các mục tiêu của tổ chức. Đồng thời, một bản Tuyên ngôn hiệu quả hướng tới phục vụ khách hàng sẽ giúp khách hàng hiểu được một cách rõ ràng, cụ thể về những hoạt động của tổ chức, những giá trị mà tổ chức đó cam kết mang lại cho khách hàng như sự chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, công bằng, nhất quán trong việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ; góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của tổ chức đó trong cộng đồng xã hội.

Đối với các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận (doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh), khách hàng là đối tác quan trọng nhất để tổ chức đó tồn tại và thành công. Mọi hoạt

động của tổ chức đều phải lấy khách hàng làm trọng tâm, phải mang lại các giá trị cho khách hàng, phục vụ nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, theo quan điểm quản lý nhà nước hiện đại, cơ quan quản lý là cơ quan cung cấp dịch vụ công, các đối tượng quản lý phải được tôn trọng, đối xử như các khách hàng của mình. Lãnh đạo của tổ chức cũng phải tạo ra sự gắn kết, lắng nghe và tạo niềm tin tưởng cho các nhân viên, người lao động trong tổ chức và hoàn thành các trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng.

3.1.1.1. Tuyên bố về sứ mệnh

Tổng cục Thuế xác định ngành Thuế có những sứ mệnh đối với nhà nước, đối với xã hội và đối với người lao động trong cơ quan thuế như sau:

(i) Quản lý thuế hiệu lực và hiệu quả;

(ii) Hỗ trợ mọi tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật thuế; (iii) Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính.

Giải thích nội dung:

Quản lý thuế hiệu lực và hiệu quả: Tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thuế thể hiện ở việc:

Cơ quan thuế (CQT) thực hiện quản lý thuế và thu thuế hiệu quả (thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, với chi phí thấp nhất). Thông qua việc tham mưu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế, cơ quan thuế đã góp phần giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô và từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở hệ thống chính sách thuế, CQT thực hiện thu đúng, thu đủ và kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN). CQT khuyến khích người nộp thuế (NNT) nâng cao tính tuân thủ một cách tự nguyện, tuy nhiên đối với những NNT kê khai không trung thực, CQT sẽ áp dụng các biện pháp cứng rắn như ấn định, phạt vi phạm nhằm nâng cao hơn nữa tính tuân thủ của NNT, chống thất thu ngân sách và đảm bảo công bằng trong xã hội.

Giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính thuế cho NNT: Đây là công việc thường xuyên, liên tục của CQT. Để giảm chi phí tuân thủ cần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính thuế, công khai các thủ tục hành chính thuế tại CQT, trên website ngành thuế giúp cho NNT cũng như mọi tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận và thực hiện; đồng thời cắt giảm các giấy tờ tài liệu, cắt giảm các chỉ tiêu không cần thiết phải kê khai trong hồ sơ khai thuế, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính thuế (khai thuế điện tử, nộp thuế qua ngân hàng).

Tiết kiệm chi phí hành thu cho CQT: Thông qua việc xây dựng các quy trình quản lý thuế theo chức năng, áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý thu thuế từ cấp Tổng cục tới cấp Chi cục Thuế, CQT tiết kiệm được thời gian giải quyết công việc trong nội bộ, tiết kiệm được chi phí hành thu cho CQT.

Hỗ trợ mọi tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật thuế: Với chức năng tham mưu xây dựng hệ thống chính sách pháp luật thuế cũng như pháp luật quản lý thuế, CQT tham mưu, xây dựng chính sách quản lý thu thuế đảm bảo đơn giản, minh bạch, dễ hiểu; Đồng thời CQT có nhiệm vụ hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế để mọi tổ chức cá nhân hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình. CQT cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ NNT, ứng dụng CNTT trong cung cấp các dịch vụ cho NNT để giảm chi phí tuân thủ chung cho xã hội.

Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính: Con người là chủ thể của mọi hành động, duy trì sự tồn tại và thúc đẩy sự phát triển của mọi tổ chức, mọi xã hội. CQT có một đội ngũ cán bộ công chức (CBCC), viên chức thuế đông đảo, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công tác thuế và tạo dựng hình ảnh, uy tín của CQT trong xã hội. Vì vậy, CQT cần quan tâm xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ thuế đủ năng lực, tận tâm với công việc, luôn trung thực, liêm chính và tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp giúp cho CQT có thể hoàn thành sứ mệnh đối với Nhà nước và xã hội.

3.1.1.2. Tuyên bố Tầm nhìn

Yếu tố " Tầm nhìn " trong Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam

Theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu của Chiến lược là: Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng CNTT hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hoá cao.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2020 theo Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ là: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời

gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính; Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Tuyên bố Tầm nhìn trong Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam

(i) Trở thành một cơ quan thuế hiện đại, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả;

(ii) Là đối tác tin cậy nhất của mọi tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật thuế;

(iii) Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đứng hàng đầu xếp hạng thuận lợi về thuế tại khu vực Đông Nam Á.

Giải thích ý nghĩa

Hiện đại: Ngành thuế Việt Nam đang trong quá trình quá độ để bắt kịp và hội

nhập với xu thế toàn cầu. Trước chiều hướng doanh nghiệp biến đổi nhanh về số lượng cũng như chất lượng, công tác quản lý ngày càng khó khăn, phức tạp, yêu cầu xây dựng một ngành thuế hiện đại với cơ sở vật chất đầy đủ, tiên tiến, hệ thống CNTT đáp ứng được quá trình điện tử hoá là một tất yếu. Trong thời gian qua, ngành thuế đã và đang triển khai việc kê khai, nộp thuế điện tử thông qua nhiều dự án lớn như dự án quản lý thuế thu nhập cá nhân, dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp.

Hoạt động chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả thể hiện trên các khía cạnh:

Công chức ngành thuế làm việc chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, kiến thức chuyên sâu, làm việc có tâm huyết; thực thi công vụ đạt hiệu quả cao, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Là đối tác tin cậy nhất của mọi tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật thuế: Điều này định vị hình ảnh của cơ quan thuế trong tâm trí của người dân và

doanh nghiệp. Không những vậy, bằng những hoạt động triển vọng của mình và một khi được người dân và doanh nghiệp tin tưởng, CQT còn hướng tới trở thành cơ quan hàng đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước về việc cung cấp các dịch vụ hành chính công.

Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong nhĩrng nước đứng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á về xếp hạng thuận lợi về thuế: phù hợp với nội dung "tầm

nhìn" trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020; nhằm cái thiện môi trường đầu tư kinh doanh về thuế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực.

3.1.1.3. Tuyên bố về Giá trị

Ngành thuế coi trọng, xây dựng và gìn giữ các giá trị sau:

Minh bạch: Thực hiện quản lý thuế một cách rõ ràng, công khai, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân.

Chuyên nghiệp: Cán bộ, công chức thuế có đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng thành thạo. Luôn tận tâm trong công việc và thân thiện với người nộp thuế.

Liên chính: Cán bộ, công chức thuế luôn tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp một cách trung thực, đáng tin cậy.

Đổi mới: Luôn đổi mới tư duy, hành động để quản lý thuế hiệu quả mang lại giá trị tốt nhất cho mọi tổ chức, cá nhân.

3.1.1.4. Cam kết và mong đợi của Cơ quan Thuế

Chúng tôi cam kết nỗ lực đổi mới, tận tâm với sự nghiệp thuế và mong đợi các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng pháp luật thuế, cùng chung tay xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.

Giải thích ý nghĩa:

Ngành thuế cam kết với mọi tổ chức, cá nhân bằng những hành động, quyết tâm cụ thể, đồng thời nêu rõ mong đợi của ngành thuế đối với mọi tổ chức, cá nhân tự giác thực hiện đúng các quy định về pháp luật thuế, cùng góp sức chung tay xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh

3.2. Xây dựng bản đồ chiến lược của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà

Bản đồ chiến lược của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà được xây dựng dựa trên cơ sở Chiến lược cải cách hệ thống thuế theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020” và tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam.

Hình 3.1 Bản đồ chiến lược của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà VIỄN CẢNH TÀI CHÍNH VIỄN CẢNH KHÁCH HÀNG VIỄN CẢNH QUY TRÌNH NỘI BỘ

Hoàn thành dự toán thu thuế hàng năm được giao,

thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.

Thực hiện tốt nhiệm vụ trong nguồn kinh

phí được giao

Hoàn thành chỉ tiêu về số thuế truy thu qua kiểm tra và giảm số nợ

thuế

Cập nhật hệ thống dữ liệu thông tin về NNT đầy đủ

và kịp thời.

Tuyên truyền chính sách thuế mới được bổ sung, sửa đổi

trong năm 2016 đến mọi người dân

Phối hợp với doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc về chính sách thuế đảm bảo thời

hạn quy định

Thực hiện tốt việc thẩm định văn bản, quy trình luân chuyển

hồ sơ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008

Thực hiện quy trình quản lý thu ngân sách qua Kho bạc nhà nước theo đề án

Hiện đại hóa thu nộp NSNN giữa cô quan thuế - Kho bạc nhà nước - Ngân

hàng TM

Mở rộng dự án kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử

qua ngân hàng thương mại.

Là đối tác tin cậy của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về thuế

Đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy

đủ, kịp thời

Xử lý khiếu nại, tố cáo về thuế theo quy định

của pháp luật

VIỄN CẢNH HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN

Xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh, đội ngũ CBCC có đủ phẩm

chất, năng lực.

Cải thiện năng suất làm việc của CBCC Thuế

Phát triển các kỹ năng cần thiết để phục vụ quy trình

quản lý thuế

Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin

3.2.1. Viễn cảnh tài chính3.2.1.1. Xác định mục tiêu 3.2.1.1. Xác định mục tiêu

Hoàn thành dự toán thu thuế hàng năm được giao, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác trong nguồn kinh phí được giao;

Hoàn thành chỉ tiêu về số lượng và chất lượng công tác kiểm tra thuế; giảm số nợ thuế. Đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

3.2.1.2. Xây dựng thước đo

Trong quá trình xây dựng thang đo, các thước đo của doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận có sự khác nhau. Đối với ngành Thuế, các chỉ số đo lường mang tính đặc thù riêng và được quy định thống nhất đối với các cơ quan thuế trong việc tính toán. Bảng 3.1 trình bày các thước đo và cách tính cũng như ý nghĩa của từng thang đo.

50

Bảng 3.1. Các thước đo tài chính trong ngành Thuế

STT Thước đo Mục đích sử dụng Công thức tính Ý nghĩa Nguồn số liệu

1

Tỷ lệ Tổng thu nội địa do

ngành thuế quản lý trên dự toán pháp lệnh được giao Đánh giá công tác lập dự toán thu ngân sách và năng lực thuế của cơ quan thuế (tiêu chí

này được dùng để phân tích nguyên nhân biến động theo

từng năm).

(Tổng thu nội địa do chi cục thuế quản lý/dự toán pháp lệnh được giao)* 100%

Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý: Là tất cả các khoản thuế, phí Chi cục Thuế thu được trong năm, bao gồm cả thu tiền sử dụng đất.

Dự toán pháp lệnh được giao: Là dự toán thu được Bộ tài chính giao tương ứng (bao gồm cả thu tiền sử dụng đất)

Tổng thu nội địa do Chi cục Thuế quản lý

Dự toán pháp lệnh được giao

2 Tỷ lệ Tổng chi phí thường xuyên của ngành thuế trên Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý

Đo lường mối tương quan giữa chi phí phải bỏ ra với số thực

thu vào NSNN của ngành thuế, đánh giá hiệu quả sử dụng chi

phí.

(Tổng chi phí thường xuyên của

ngành thuế/Tổng thu nội địa do ngành thuế quản

lý) * 100%

Tổng chi phí thường xuyên của ngành thuế: Là tổng chi phí được cấp theo dự toán không bao gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị.

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động tại chi cục thuế huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)