Khái quát về Chi cục Thuế huyện Lộc Hà

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động tại chi cục thuế huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh (Trang 36)

2.1.1. Thông tin định danh

Tên đầy đủ: Chi cục Thuế huyện Lộc Hà Cơ quan chủ quản: Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh Ngày thành lập: 01/04/2007(1)

Trụ sở:

Địa chỉ Xã Thạch Bằng - huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh Điện thoại : 0393.846221 FAX: 0393846221

2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà(2)Vị trí, chức năng: Vị trí, chức năng:

Chi cục Thuế huyện Lộc Hà là đơn vị trực thuộc Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn huyện Lộc Hà theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế huyện Lộc Hà có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn: Chi cục Thuế huyện Lộc Hà thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hằng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

(1)

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạp pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế như: Đăng ký thuế, cấp mã số thuế, sử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xóa nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xóa nợ tiền thuế, miễn, xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

- Được quyền ấn định thuế; thực hiện các biện pháp cưởng chế thi hành các quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; trích tiền từ tài khoản của các đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng yêu cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiề tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ; thu hồi giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh,

giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạp pháp luật thuế của người nộp thuế.

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cụ trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế.

- Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của nhà nước và của ngành thuế.

- Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế huyện Lộc Hà

Theo quyết định 503/QĐ -TCT của Tổng cục Thuế ký ngày 29 tháng 3 năm 2010 về “Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục

Thuế trực thuộc Cục Thuế” thì Cơ cấu tổ chức của chi cục thuế phân ra hai loại dựa vào mức thu thuế hằng năm: Trên 300 tỷ đồng và dưới 300 tỷ đồng. Kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà năm 2015 đạt 86.518 triệu đồng. Với mức này thì cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà theo sơ đồ dưới đây:

Lãnh đạo Chi cục Thuế gồm:

Đứng đầu là Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn huyện Lộc Hà.

Phó chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Phó Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Các đội trực thuộc có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng(3):

Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế huyện Lộc Hà.

Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

Đội kiểm tra thuế: Giúp chi cục trưởng chi cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà.

Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền nợ, tiền phạt đối với người thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà.

Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao.

3

Đội hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; côngtác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế huyện Lộc Hà.

Đội trước bạ và thu khác: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về thuế đất bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế huyện Lộc Hà quản lý.

Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà.

Đội thuế liên xã: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các hộ, cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế phi nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên…)

2.2. Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động tại Chi cục Thuế huyện Lộc Hà 2.2.1. Khía cạnh tài chính 2.2.1. Khía cạnh tài chính

2.2.1.1. Tài chính nội bộ

Nguồn kinh phí hoạt động được phân bổ và chi ngân sách nhà nước của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà

Chi cục Thuế huyện Lộc Hà được quản lý, sử dụng nguồn kinh phí bao gồm: Nguồn kinh phí Cục Thuế tỉnh giao để bảo đảm hoạt động, thực hiện nhiệm vụ: - Kinh phí bảo đảm hoạt động theo dự toán được giao.

- Kinh phí ngân sách nhà nước giao theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ. - Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ

Nguồn kinh phí phân bổ từ năm 2012 đến năm 2015 được thể hiện trong Bảng 2.1 sau đây:

Bảng 2.1 Tổng hợp phân bổ kinh phí và chi ngân sách nhà nước, giai đoạn 2012 - 2015 ĐVT: 1.000 đồng Năm Nội dung 2012 2013 2014 2015 TT Quản lý hành chính ( Khoản 463) 6.729.135 7.525.968 9.218.686 9.473.485 A Kinh phí phân bổ theo cơ

chế quản lý tài chính 6.299.135 6.875.968 8.418.686 8.633.485 I Kinh phí thực hiện tự chủ 5.189.135 5.625.468 6.728.346 6.898.125 1 Chi thanh toán cá nhân và

chi quản lý hành chính 5.189.135 5.625.468 6.728.346 6.898.125 2 Chi bảo đảm các hoạt động

nghiệp vụ chuyên môn - - - -

II Kinh phí không thực hiện tự

chủ 1.110.000 1.250.500 1.690.340 1.735.360

1 Chi ứng dụng Công nghệ

thông tin 344.000 380.000 400.000 460.000

2 Chi mua sắm tài sản, hiện

đại hoá trang thiết bị 766.000 870.500 1.290.340 1.275.360

3 Chi hỗ trợ đầu tư XD - - - -

4 Chi Khác - - - - B Kinh phí cục thuế tỉnh tổ chức quản lý, thực hiện tập trung 430.000 650.000 800.000 840.000 I Kinh phí thống nhất quản lý

về quy hoạch, kế hoạch 100.000 65.000 150.000 210.000 II Kinh phí tổ chức thực hiện

tập trung 330.000 585.000 650.000 630.000

C Kinh phí do cục thuế tỉnh

phân bổ 8.033.100 8.340.901 9.510.912 9.660.230

Có thể thấy các năm từ 2012 đến 2015 Chi cục Thuế huyện Lộc Hà luôn đảm bảo trong nguồn kinh phí được giao đồng thời đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động chuyên môn, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả.

2.2.1.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước Kết quả thu ngân sách nhà nước

Chi cục Thuế huyện Lộc Hà có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn huyện Lộc Hà. Tình hình thu ngân sách nhà nước của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà từ năm 2012 đến năm 2015 được tổng hợp trong bảng 2.2 sau đây.

Bảng 2.2 Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu nội địa, giai đoạn 2012 - 2015

ĐVT: 1.000.000 đồng Năm S TT CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2015 1 Tổng số thu 62.321 66.540 75.608 86.580 2 Nhiệm vụ thu 45.560 51.100 55.300 60.320 3 Dự toán pháp lệnh 45.560 51.100 55.300 60.320 4 Dự toán phấn đấu 48.560 55.800 60.200 70.500

5 Đã thu năm nay 62.321 66.540 75.608 86.580

6 Đã thu năm trước 40.356 62.321 66.540 75.608

7 % thu năm nay so với

dự toán pháp lệnh 137% 130% 137% 144%

8 % thu năm nay so dự

toán phấn đấu 128% 119% 126% 123%

9 % thu năm nay so với

cùng kỳ năm trước 154% 108% 114% 115%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà

Từ kết quả thống kê trong bảng 2.2, dễ dàng thấy rằng tình hình thu thuế trên địa bàn huyện Lộc Hà trong 4 năm qua đều vượt dự toán pháp lệnh và dự toán phấn đấu được giao, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Cục thuế Hà Tĩnh, sự chỉ đạo phối hợp của chính quyền địa

phương từ tỉnh đến cơ sở, coi công tác thu thuế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; Chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt, đưa cả hệ thống chính trị vào hỗ trợ phối hợp với ngành Thuế để tập trung thu; Theo đó với sự nổ lực phấn đấu, quyết tâm cao của công chức, viên chức Chi cục Thuế Lộc Hà. Vì vậy Chi cục thuế Lộc Hà luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, Lộc Hà là một huyện nhỏ mới thành lập, có 2/3 xã trên tổng số xã của huyện thuộc vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ. Tình hình kinh tế trên địa bàn huyện tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ,

Một phần của tài liệu Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động tại chi cục thuế huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)