2.2.1. Khía cạnh tài chính
2.2.1.1. Tài chính nội bộ
Nguồn kinh phí hoạt động được phân bổ và chi ngân sách nhà nước của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà
Chi cục Thuế huyện Lộc Hà được quản lý, sử dụng nguồn kinh phí bao gồm: Nguồn kinh phí Cục Thuế tỉnh giao để bảo đảm hoạt động, thực hiện nhiệm vụ: - Kinh phí bảo đảm hoạt động theo dự toán được giao.
- Kinh phí ngân sách nhà nước giao theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ. - Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ
Nguồn kinh phí phân bổ từ năm 2012 đến năm 2015 được thể hiện trong Bảng 2.1 sau đây:
Bảng 2.1 Tổng hợp phân bổ kinh phí và chi ngân sách nhà nước, giai đoạn 2012 - 2015 ĐVT: 1.000 đồng Năm Nội dung 2012 2013 2014 2015 TT Quản lý hành chính ( Khoản 463) 6.729.135 7.525.968 9.218.686 9.473.485 A Kinh phí phân bổ theo cơ
chế quản lý tài chính 6.299.135 6.875.968 8.418.686 8.633.485 I Kinh phí thực hiện tự chủ 5.189.135 5.625.468 6.728.346 6.898.125 1 Chi thanh toán cá nhân và
chi quản lý hành chính 5.189.135 5.625.468 6.728.346 6.898.125 2 Chi bảo đảm các hoạt động
nghiệp vụ chuyên môn - - - -
II Kinh phí không thực hiện tự
chủ 1.110.000 1.250.500 1.690.340 1.735.360
1 Chi ứng dụng Công nghệ
thông tin 344.000 380.000 400.000 460.000
2 Chi mua sắm tài sản, hiện
đại hoá trang thiết bị 766.000 870.500 1.290.340 1.275.360
3 Chi hỗ trợ đầu tư XD - - - -
4 Chi Khác - - - - B Kinh phí cục thuế tỉnh tổ chức quản lý, thực hiện tập trung 430.000 650.000 800.000 840.000 I Kinh phí thống nhất quản lý
về quy hoạch, kế hoạch 100.000 65.000 150.000 210.000 II Kinh phí tổ chức thực hiện
tập trung 330.000 585.000 650.000 630.000
C Kinh phí do cục thuế tỉnh
phân bổ 8.033.100 8.340.901 9.510.912 9.660.230
Có thể thấy các năm từ 2012 đến 2015 Chi cục Thuế huyện Lộc Hà luôn đảm bảo trong nguồn kinh phí được giao đồng thời đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động chuyên môn, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả.
2.2.1.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước Kết quả thu ngân sách nhà nước
Chi cục Thuế huyện Lộc Hà có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn huyện Lộc Hà. Tình hình thu ngân sách nhà nước của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà từ năm 2012 đến năm 2015 được tổng hợp trong bảng 2.2 sau đây.
Bảng 2.2 Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu nội địa, giai đoạn 2012 - 2015
ĐVT: 1.000.000 đồng Năm S TT CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2015 1 Tổng số thu 62.321 66.540 75.608 86.580 2 Nhiệm vụ thu 45.560 51.100 55.300 60.320 3 Dự toán pháp lệnh 45.560 51.100 55.300 60.320 4 Dự toán phấn đấu 48.560 55.800 60.200 70.500
5 Đã thu năm nay 62.321 66.540 75.608 86.580
6 Đã thu năm trước 40.356 62.321 66.540 75.608
7 % thu năm nay so với
dự toán pháp lệnh 137% 130% 137% 144%
8 % thu năm nay so dự
toán phấn đấu 128% 119% 126% 123%
9 % thu năm nay so với
cùng kỳ năm trước 154% 108% 114% 115%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà
Từ kết quả thống kê trong bảng 2.2, dễ dàng thấy rằng tình hình thu thuế trên địa bàn huyện Lộc Hà trong 4 năm qua đều vượt dự toán pháp lệnh và dự toán phấn đấu được giao, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Cục thuế Hà Tĩnh, sự chỉ đạo phối hợp của chính quyền địa
phương từ tỉnh đến cơ sở, coi công tác thu thuế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; Chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt, đưa cả hệ thống chính trị vào hỗ trợ phối hợp với ngành Thuế để tập trung thu; Theo đó với sự nổ lực phấn đấu, quyết tâm cao của công chức, viên chức Chi cục Thuế Lộc Hà. Vì vậy Chi cục thuế Lộc Hà luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, Lộc Hà là một huyện nhỏ mới thành lập, có 2/3 xã trên tổng số xã của huyện thuộc vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ. Tình hình kinh tế trên địa bàn huyện tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, chưa có những dự án đầu tư lớn; Ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp; Phần lớn chủ yếu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp nên không phải nộp thuế. Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn còn ít, doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập nên không đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn, thường xuyên thiếu việc làm, thiếu vốn đầu tư, thiếu khoa học, kỷ thuật, máy móc, thiết bị ... Kinh tế còn lạm phát, nhà nước thắt chặt đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư chậm đã ảnh hưỡng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh xây dựng cơ bản.
Năm 2016 sự cố môi trường biển đã làm ảnh hưỡng trực tiếp đến đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Tĩnh nói chung, huyện Lộc Hà nói riêng. Ngành kinh doanh dịch vụ, thủy hải sản trên địa bàn huyện Lộc Hà bị tê liệt hoàn toàn, kéo theo đó các hàng hóa, dịch vụ khác cũng bị ảnh hưỡng nghiêm trọng.
Vì vậy thu ngân sách trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, số thu từ cấp quyền sử dụng đất còn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng thu ngân sách.
Đánh giá một số mặt trong công tác quản lý thuế: Kết quả kiểm tra thuế
Công tác kiểm tra là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong cơ chế quản lý rủi ro. Đó cũng là biện pháp góp phần to lớn trong việc hoàn thành dự toán hàng năm. Xác định rõ nội dung trọng tâm trên, trong năm 2015, Chi cục Thuế huyện Lộc Hà đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh về lập kế hoạch công tác kiểm tra thuế. Trong năm 2015, đã kiểm tra 35 doanh nghiệp, đạt 117% kế hoạch do Cục Thuế giao, so với cùng kỳ tăng 6 doanh nghiệp. Tổng số tiền truy thu do vi phạm của doanh nghiệp là 2.185 triệu đồng. Công tác giám sát hồ sơ kê khai thuế đảm bảo 100% hồ sơ khai thuế được kiểm tra. Đặc biệt kiểm tra các đối tượng kê khai doanh thu lớn nhưng
số thuế nộp ít, có dấu hiệu tiềm ẩn về kê khai thuế, các doanh nghiệp kinh doanh ngành thương nghiệp có hoa hồng và chiết khấu thương mại. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tổng số thuế nợ đến ngày 31/12/2014 là 5.1353 triệu đồng, trong đó nợ khó thu là 336 triệu đồng và nợ có khả năng thu là 4.817 triệu đồng. Số nợ thuế tăng so với năm trước là 676 triệu đồng, tương đương 15,1%. Tính chung, tỷ lệ nợ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 là dưới 5%.
Kết quả đôn đốc nợ thuế
Công tác quản lý thuế hiện nay, việc quản lý đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là nhiệm vụ hết sức quan trọng và là vấn đề nan giải, sẽ góp phần tích cực trong kết quả thu ngân sách hàng năm. Tình hình nợ thuế được thể hiện theo bảng 2.3.
Bảng 2.3 Tổng hợp nợ thuế, giai đoạn 2011- 2014
Đvt: 1.000.000 đồng STT Chỉ tiêu Nợ đến 31/12/2012 Nợ đến 31/12/2013 Nợ đến 31/12/2014 Nợ đến 31/12/2015 1 Tổng nợ 2.234 2.665 2.986 3.228 2 Nợ khó thu 0 0 650 890 3 Nợ dưới 30 ngày 1.890 1.987 2.123 2.168 4 Nợ từ 30 đến 90 ngày 344 678 213 170 5 Nợ trên 90 ngày 0 0 0 0
Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của Chi cục Thuế huyện Lộc Hà
Hàng tháng, Chi cục Thuế huyện Lộc Hà tổ chức đánh giá tình hình thực hiện công tác thu nợ, đưa ra các biện pháp xử lý nợ. Trước tình hình nợ thuế có chiều hướng gia tăng, Chi cục Thuế đã trực tiếp làm việc với UBND các huyện, thị xã, thành phố để thông tin về tình hình nợ thuế trên từng địa bàn đồng thời phối hợp với các ban ngành địa phương và các ban ngành có liên quan để xử lý đối với những cơ sở kinh doanh cố tình chây ỳ nợ thuế, tập trung chủ yếu vào những đối tượng có số thuế nợ lớn và tuổi nợ cao; đôn đốc thu nợ, lập biên bản xác định nợ, yêu cầu làm cam kết trả nợ. Ngành thuế đã đẩy mạnh công tác công khai thông tin người nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chi cục Thuế đã tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp có số thuế nợ lớn, qua đó lắng nghe những khó khăn của doanh nghiệp và động viên doanh nghiệp nộp thuế.
Xét về con số tuyệt đối, tình hình nợ thuế có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012 tổng nợ thuế là 2.234 triệu đồng, năm 2013 là 2.665, năm 2014 là 2.986 triệu đồng và năm 2015 là 3.228 triệu đồng. Nguyên nhân của việc nợ thuế được đưa ra là (1) do các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính và chiếm dụng tiền vốn qua lại lẫn nhau dẫn đến nợ thuế gối đầu; (2) do khó khăn về tình hình kinh tế dẫn đến việc sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp bị đình trệ và thua lỗ; (3) nhiều cơ sở kinh doanh chưa được khách hàng thanh toán kịp thời, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh thu mua hải sản và các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng.
2.2.2. Khía cạnh khách hàng 2.2.2.1. Về số lượng NNT 2.2.2.1. Về số lượng NNT
Số lượng người nộp thuế được thống kê theo bảng 2.4 sau đây:
Bảng 2.4 Thống kê số lượng người nộp thuế do Chi cục thuế huyện Lộc Hà quản lý, giai đoạn 2012-2015.
Năm Tốc độ tăng so với cùng kỳ (%) Loại hình 2012 2013 2014 2015 2013/2012 2014/2013 2015/2014 TT Tổng 3.596 5.750 6.153 6.635 60 7 8 1 Thu nhập cá nhân 2.228 4.245 4.560 4.836 91 7 6 2 Công ty cổ phần 12 14 19 26 17 36 37
3 Doanh nghiệp tư nhân 16 17 20 24 6 18 20
4 Hợp tác xã 28 35 42 50 25 20 19
5 Doanh nghiệp nhà nước 0 0 0 0 0 0 0
6 Công ty trách nhiệm
hữu hạn 46 55 59 68 20 7 15
7 Đơn vị hành chính - sự
nghiệp 56 62 63 63 11 2 0
8 Hộ kinh doanh cá thể 1.210 1.322 1.390 1.568 9 5 13
Nhìn bảng trên cho thấy số lượng người nộp thuế thuộc Chi cục thuế Lộc Hà quản lý ngày càng tăng lên, năm sau nhiều hơn năm trước. Cơ cấu người nộp thuế được phân bổ theo từng loại hình, đó là người nộp thuế thu nhập cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã và các đơn vị hành chính - sự nghiệp trên địa bàn phải kê khai thuế. Đối với lĩnh vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Trong số đối tượng nộp thuế trên thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng góp nguồn thu cho ngân sách là chủ yếu, Chi cục Thuế Lộc Hà hàng năm hoàn thành được dự toán thu ngân sách là chủ yếu phần lớn thu thuế từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hợp tác xã. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân, hộ kinh doanh cá thể tuy có số lượng lớn nhưng nguồn thu ngân sách từ lĩnh vực này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số thu ngân sách của huyện Lộc Hà. Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh nói chung, huyện Lộc Hà nói riêng đang có nhiều chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã như hỗ trợ tiền thuê đất, tiền thuế môn bài, hỗ trợ tiền cho các dự án đầu tư … Vì đây là lĩnh vực góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách và đóng góp lớn cho việc xây dựng và phát triển địa phương.
2.2.2.2. Về công tác hỗ trợ, tuyên truyền chính sách thuế đến người nộp thuế
Năm 2012, phối hợp với đài phát thanh tuyên truyền về Nghị định 51/2010-NĐ- CP và thông tư 153/TT-BTC quy định về việc in, phát hành hóa đơn bán hàng.
Năm 2013, phối hợp với đài phát thanh phát sóng các chính sách thuế được 28 buổi. Nội dung tuyên truyền là các chính sách thuế mới được bổ sung sửa đổi nhưng trọng tâm là đưa tin việc thực hiện Nghị quyết 13, Nghị quyết 29 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Phối hợp với các chi cục thuế huyện lân cận (Thạch Hà, Can Lộc) tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế kỳ 1, II. Hướng dẫn chính sách thuế và trả lời các vướng mắc cho người nộp thuế qua đường dây nóng với 115 cuộc điện thoại. Những nội dung được giải đáp liên quan đến đối tượng và điều kiện được cấp hóa đơn lẻ, tự in hóa đơn theo nghị định 51, đăng ký thuế, cấp mã số thuế, các mẫu biểu liên quan.
Năm 2014, tổ chức 2 cuộc hội nghị đối thoại doanh nghiệp.
Năm 2015, Chi cục Thuế huyện Lộc Hà phối hợp với đài truyền hình đã tuyên truyền được 56 buổi về các Luật thuế mới được Ban hành và bổ sung, sửa đổi. Đã đưa được 9 tin ngắn về chính sách pháp luật thuế và cho phát hành 20 thông báo đến các tổ
chức, cá nhân kinh doanh và nhân dân trên địa bàn. Triển khai việc đăng ký khai thuế qua mạng cho doanh nghiệp để rút ngắn thời gian giảm được các loại giấy tờ. Tổ chức hội nghị đối thoại cho hơn 158 doanh nghiệp, hợp tác xã và công chức đơn vị. Nhìn chung, công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế đã đạt được những bước tiến mới nhưng ngành thuế cũng nhận thấy còn có những hạn chế như: việc ban hành văn bản và hướng dẫn, tập huấn các chính sách thuế mới của ngành cấp trên còn chậm so với đòi hỏi thực tiễn của doanh nghiệp trong đó công chức hướng dẫn cho doanh nghiệp còn bị động, lúng túng.
2.2.2.3. Về áp dụng công nghệ thông tin trong kê khai thuế
Năm 2012 đã cấp 2.112 mã số thuế. Tổng số tờ khai thuế theo phương pháp trực tiếp là 1.348. Theo phương pháp khấu trừ là 1.468 tờ, thuế thu nhập cá nhân là 330 tờ khai, tờ khai phí - lệ phí là 389 tờ.
Năm 2013 đã cấp 3.530 mã số thuế. Tổng số tờ khai thuế theo phương pháp trực tiếp là 345 tờ và theo phương pháp khấu trừ là 2.108 tờ, thuế thu nhập cá nhân là 234 tờ khai, tờ khai phí - lệ phí là 410 tờ.
Năm 2014, Chi cục Thuế giao dự toán pháp lệnh cho đội kê khai kế toán thuế và tin học là 10.870 triệu đồng, phấn đấu 12.860 triệu đồng. Đội đã thực hiện vượt 29% so với dự toán pháp lệnh và vượt 12% so với dự toán phấn đấu. Số người nộp thuế được cấp mã số thuế là 987. Trong đó, hộ kinh doanh cá thể là 228; Người nộp thuế TNCN 750, đơn vị sự nghiệp là 9. Tổng hồ sơ kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ là 2.632 tờ khai. Hồ sơ khai thuế quyết toán năm là 189 tờ. Tờ khai theo phương pháp trực tiếp là 432 tờ. Để làm được những điều trên, Chi cục Thuế đã phổ biến đến các đối tượng nộp thuế cách thức kê khai thuế bằng mã vạch 2 chiều.
Tính đến ngày 31/12/2015, tổng số người nộp thuế được cấp mã số thuế đang hoạt động là 6.635 người. Trong đó, 1.568 hộ kinh doanh cá thể; 4836 mã số thuế thu nhập cá nhân và 231 Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, đơn vị sự nghiệp. Xét về công tác kê khai thuế, tính đến ngày