Rào cản xâm nhập thị trường

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NHÃN HÀNG COMET TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VÀ BƯỚC ĐẦU XUẤT KHẨU SANG MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC (Trang 38 - 39)

Với tình hình ngành thiết bị điện tại thị trường Việt Nam hiện nay, rào cản thâm nhập khá thấp do nguyên nhân chính sau:

- Tốc độ tăng trưởng thị trường cao. - Chi phí thay đổi sản phẩm thấp. - Sự khác biệt của sản phẩm thấp.

- Chi phí đầu tư thấp do sử dụng hình thức O.E.M chủ yếu từ Trung Quốc giúp tiết kiệm chi phí nghiên cứu phát triển, vận hành sản xuất, đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị. Do đó không phải đầu tư nhiều vốn, nguồn lực cho việc xâm nhập thị trường.

- Chi phí ra khỏi ngành thấp.

- Chưa có những cơ chế, rào cản về tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật, độ an toàn đối với sản phẩm mới trong ngành hàng thiết bị điện đặc biệt là tại phân khúc sản phẩm dân dụng. Chất lượng, độ an toàn,… của sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào các “tiêu chuẩn nội bộ” của các công ty cũng như cảm nhận bằng cảm quan của người sử dùng.

- Hiện nay, việc xâm nhập thị trường thường thông qua các chương trình khuyến mãi lớn và hoạt động đẩy (push) hàng theo hệ thống phân phối. Đa số công ty chưa áp dụng hình thức kéo (pull), kéo người mua đến cửa hàng. Do đó phải đầu tư xây dựng thương hiệu và các công

trình truyền thông mang tính chiến lược, sáng tạo, hiệu quả và phải có sự đầu tư lớn về thời gian và tài chính. Vì vậy, ba rào cản hiện nay để hạn chế việc thâm nhập thị trường là:

 Đầu tư xây dựng thương hiệu.

 Sức mạnh hệ thống phân phối.

 Kinh nghiệm trong ngành.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NHÃN HÀNG COMET TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VÀ BƯỚC ĐẦU XUẤT KHẨU SANG MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC (Trang 38 - 39)