Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 88 - 90)

- Xét từ ngọn

4.4.Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học

c. Việc thiết kế grap liên quan với việc sử dụng grap như thế nào?

4.4.Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học

Quán triệt nguyên tắc này có ý nghĩa chỉ đạo việc thiết kế grap nội dung và grap hoạt động dạy học phải thống nhất với nhau. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính tự lực lĩnh hội tri thức của trò dưới sự chỉ đạo của thày.

Thống nhất giữa dạy và học trong dạy học bằng rap tức là trong khâu thiết kế và sử dụng grap phải thể hiện rõ vai trò tổ chức, chỉ đạo của thày để phát huy tính tích cực, tự lực của trò trong quá trình lĩnh hội tri thức.

Đối với giáo viên, sử dụng grap để truyền thụ kiến thức cho học sinh, hoặc tổ chức học sinh tự thiết lập các grap để rèn luyện cho học sinh những thói quen của tính tích cực và tự lực.

Đối với học sinh sử dụng grap trong học tập như một phương tiện tư duy qua đó hình thành những phẩm chất tư duy như: tính tích cực, tính độc lập trong suy nghĩ, trong hoạt động, trong nghiên cứu và tính tự lực tu dưỡng. Hình thành được tính tích cực và tính tự lực qua đó sẽ hình thành tính sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống.

Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học, giáo viên không phải là sử dụng grap như một sơ đồ minh họa cho lời giảng, mà phải biết tổ chức học sinh tìm tòi thiết kế grap phù hợp với nội dung học tập.

Thống nhất giữa dạy và học bằng grap là dựa trên cơ sở lý luận “dạy học khám phá”, một kiểu dạy học bao gồm các định hướng (dismensions of learning) của Marzano. Cách dạy - học này được xây dựng trên 4 giả thuyết :

 Học trong hành động.  Học là vượt qua trở ngại.  Học trong sự tương tác.

 Học thông qua giải quyết vấn đề.

Để học sinh vừa nắm vững tri thức vừa phát triển tư duy thông qua hoạt động dạy học bằng grap, cần thực hiện theo các định hướng sau:

 Tạo bầu không khí học tập tích cực.

 Phát triển tư duy thông qua tổ chức tiếp thu và tổng hợp kiến thức.

 Phát triển tư duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc kiến thức.

 Phát triển tư duy qua việc sử dụng kiến thức có hiệu quả.

90

Tóm lại, những nguyên tắc cơ bản trên đây định hướng cho việc thiết kế grap dạy học. Kết quả của việc thiết kế grap dạy học là lập được các grap nội dung và grap hoạt động

Tóm tắt chương 4

Các nguyên tắc chỉ đạo việc thiết kế grap dạy học dựa vào 4 nguyên tắc cơ bản là: Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung – phương pháp dạy học; Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận; Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng; Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học

Một số khái niệm cơ bản

 Các thành tố của quá trình dạy học.  Mục tiêu dạy học.

 Cái cụ thể - cái trừu tượng.

 Tính tích cực, tính tự lực, tính sáng tạo.  Dạy học khám phá.

Câu hỏi thảo luận

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 88 - 90)