Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 82 - 88)

- Xét từ ngọn

4.3.Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng

c. Việc thiết kế grap liên quan với việc sử dụng grap như thế nào?

4.3.Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng

Con đường nhận thức thế giới khách quan của nhân loại mà V.Lênin đã nêu ra là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy

trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của việc nhận thức hiện thực khách quan ”.

Cái cụ thể là hệ thống của toàn bộ những thuộc tính, những mặt, những quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng của sự vật hay hiện tượng khách quan.

Cái trừu tượng là bộ phận của cái toàn bộ, được tách ra khỏi cái toàn bộ và được cô lập với mối liên hệ và với sự tương tác giữa các thuộc tính, các mặt, các quan hệ khác của cái toàn bộ ấy.

Sự khác nhau giữa cái cụ thể và cái trừu tượng chỉ là tương đối. Trong mối liên hệ này, một vật có thể là cụ thể, nhưng trong mối liên hệ khác nó lại là trừu tượng.

Ví dụ, phân tử là cái cụ thể so với nguyên tử, nhưng nó lại là trừu tượng so với chất hoá học.

Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt cái cụ thể với cái trừu tượng là ở sự đối lập giữa tính toàn bộ với tính bộ phận của đối tượng mà ta so sánh, cái này là cụ thể so với cái

kia, nếu cái thứ nhất là cái toàn bộ, cái đã phát triển so với cái kia.

Mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng

Phân biệt giữa cái cụ thể với cái trừu tượng

84

Theo thuyết nhận thức duy vật biện chứng, con đường nhận thức bao gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau là: Giai đoạn tri giác cảm tính về hiện thực; Giai đoạn tư duy trừu trượng; Giai đoạn tái sinh cụ thể trong tư duy.

Nhận thức chỉ có thể bắt đầu từ cái cụ thể hiện thực, có thể tri giác trực tiếp bằng giác quan. Đây là giai đoạn phản ánh cảm tính - vật thể của hiện thực vào ý thức con người dưới dạng những tri giác, biểu tượng, mà cơ sở là hệ thống tín hiệu thứ nhất.

Nguyên tắc trực quan trong dạy học sinh học nhằm làm cho giai đoạn nhận thức này thực hiện dễ dàng hơn. Những phương tiện trực quan sẽ tạo ra những hình ảnh cụ thể giúp cho học sinh thực hiện tốt các thao tác tư duy để nhận thức đối tượng.

Những đối tượng có tính cụ thể (ví dụ hình dạng ngoài của sinh vật ...) thì những hình ảnh của đối tượng sẽ tạo ra những biểu tượng trong nhận thức. Còn những đối tượng mang tính trừu tượng (không nhận biết trực tiếp được bằng các giác

Ba giai đoạn của

quá trình nhận

thức

Vai trò của nguyên tắc trực quan trong dạy học sinh học

quan) có thể thông qua các mô hình để tạo ra những biểu tượng cụ thể hơn của đối tượng.

Grap là một trong những loại mô hình có thể mô hình hoá các đối tượng cụ thể và cụ thể hoá các đối tượng trừu tượng trở thành mô hình cụ thể trong nhận thức.

Một trong những thao tác tư duy là trừu tượng hoá, cái cụ thể hiện thực cần phải được soi sáng bằng tư duy để phát hiện ra cái bản chất, cái cơ sở chung có

tínhquy luật của đối tượng. Đồng thời gạt bỏ những cái thứ yếu, không bản chất của đối tượng, tức là tách cái bản chất ra khỏi cái không bản chất của đối tượng nghiên cứu. Trong giai đoạn này, sự nhận thức đi từ cái cụ thể cảm tính lên cái trừu tượng bản chất.

Đó là sự phản ánh trừu tượng - khái quát hoá dưới dạng những khái niệm quy luật, học thuyết dựa vào cơ sở sinh lý học là hệ thống tín hiệu thứ hai.

Khi nhận thức đã đạt tới trình độ trừu tượng hoá cần thiết, tới một khái niệm hay quy luật, tức là tới bản chất của hiện tượng thì sự nhận thức bắt đầu vận động theo hướng ngược

Trong giai đoạn trừu tượng hoá, grap có ý nghĩa là phương tiện để mô hình hoá các mối quan hệ bản chất của đối tượng, làm cho những vấn đề vốn trừu tượng trở nên cụ thể hơn trong tư duy.

86

lại: từ trừu tượng, tư duy tiến lên cụ thể nhằm phản ánh được cái cụ thể vào trong tư duy một cách bản chất hơn, sâu sắc hơn, có tính quy luật.

Trong quá trình nhận thức, ở giai đoạn đầu grap có tác dụng chuyển từ cái cụ thể thành cái trừu tượng và nó trở thành cái trừu tượng xuất phát. Còn trong giai đoạn tái sinh cụ thể, grap có tác dụng chuyển từ cái trừu tượng thành cụ thể. Như vậy, dùng grap thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong tư duy sẽ làm cho hoạt động tư duy hiệu quả hơn. Cụ thể đối lập với trừu tượng, tính chất đó cũng chỉ là tương đối.

Ví dụ, trong dạy học GP-SLN, nếu coi “kiến thức giải phẫu” là cái cụ thể thì “kiến thức sinh lý” là cái trừu tượng. Trong loại kiến thức về sinh lý thì “hiện tượng sinh lý” là cái cụ thể, còn “quá trình sinh lý” là cái trừu tượng...

Khi thiết kế grap dạy học, cần xác định rõ mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng của từng đối tượng riêng biệt, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ, khi dạy về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Chúng ta có thể coi cấu tạo hệ tuần hoàn là cái cụ thể, nên từ những mô hình (mẫu vật, tranh ảnh) dùng grap để trừu tượng hoá và khái quát các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn gồm có : tim và hệ mạch. Còn các kiến thức về hoạt động của hệ tuần hoàn được coi là cái trừu tượng nên dùng grap để cụ

thể hoá thành mô hình giúp cho học sinh dễ hiểu hơn (hình 4.1).

Như vậy, thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng trong việc thiết kế và sử dụng grap dạy học, chúng ta cần xác định rõ cái cụ thể và cái trừu tượng trong từng đối tượng, để định hướng nhận thức cho học sinh. Thống nhất được hai mặt này sẽ hình thành tư duy hệ thống, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh nhằm phát triển tư duy cụ thể và phát triển tư duy trừu tượng.

Ví dụ, mô hình hóa cấu tạo và sự hoạt động của hệ tuần hoàn bằng grap sau sẽ giúp cho học sinh hiểu bài nhanh hơn và ghi nhớ lâu bền hơn. Tâm thất phải Van tổ chim ĐM phổi Tâm nhĩ phải TM chủ Van tim 3 lá TM phổi Tâm thất Van tổ ĐM Nửa tim trái Tim Nửa tim phải Tâm nhĩ trái MM phổi Mao mạch các cơ quan Van tim 2lá

88

Hình 4.1. Cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 82 - 88)