XÂY DỰNG GRAP DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 78 - 80)

- Xét từ ngọn

XÂY DỰNG GRAP DẠY HỌC

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

- Hiểu và giải thích được các nguyên tắc xây dựng grap dạy học.

- Trình bày được việc quán triệt các nguyên tắc đó trong dạy học sinh học

NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

- Nội dung của các nguyên tắc xây dựng grap.

ác nguyên tắc xây dựng grap dạy học là những nguyên lý, phương châm chỉ đạo việc thiết kế grap nội dung và grap hoạt động dạy học. Dựa vào các nguyên tắc này để xác định nội dung, phương pháp, cách tổ chức, tính chất và tiến trình của việc thiết kế grap nhằm thực hiện mục đích dạy học phù hợp với những quy luật khách quan.

Chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học là vận dụng lý thuyết grap toán học để thiết kế grap dạy học. Quá trình đó được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

4.1. Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung – phương pháp dạy học phương pháp dạy học

Nguyên tắc này đòi hỏi khi thiết kế grap dạy học phải thống nhất được ba thành tố cơ bản của quá trình dạy học là mục tiêu – nội dung và phương pháp dạy học. Ba thành tố đó tác

động qua lại với nhau một cách hữu cơ, giải quyết tốt mối quan hệ này quá trình dạy học sẽ đạt kết quả cao.

Quá trình dạy học gồm 6 thành tố cơ bản: Mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện - hình thức tổ chức - đánh giá, xét trong mối quan hệ giữa thày và trò. Nhiệm vụ của các nhà lý luận dạy học là nghiên cứu tìm ra những quy luật của sự tương tác giữa các thành tố này để điều khiển hợp lý quá trình dạy học nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Trong việc chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học sinh học nói chung, cần chú ý tới mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học.

Mục tiêu dạy - học là những tiêu chí về mặt nhận thức và kỹ năng phải đạt được khi thực hiện một hoạt động dạy - học, có thể là cho một bài hoặc một chương cụ thể. Logic của mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học là: dựa vào nội dung sách giáo khoa đã được biên soạn, giáo viên phải phân tích nội dung, căn cứ vào đối tượng cụ thể để xác định những mục tiêu mà học sinh phải đạt được sau khi học một bài hoặc một chương. Để đạt được mục tiêu cần phải tập trung vào nội dung nào, sử dụng phương pháp dạy học nào, phương tiện dạy học nào để đạt hiệu quả cao nhất.

80

Như vậy, mục tiêu bài học được xác định chủ yếu dựa vào nội dung bài học, đặc điểm tâm lý nhận thức của học sinh và năng lực sư phạm của giáo viên. Mục tiêu và nội dung kiến thức là cơ sở để xác định phương pháp dạy học phù hợp, theo hướng phát huy cao độ óc tư duy tìm tòi khám phá của học sinh để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp dạy học trong việc thiết kế grap dạy học, phải trả lời các câu hỏi sau:

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 78 - 80)