Tóm lại, lý thuyết grap và những ứng dụng của nó đã và đang
2.4. Nhận xét chung
Lý thuyết grap đã được nghiên cứu và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Tổng quan các tài liệu về vận dụng lý thuyết graph trong dạy học, chúng tôi nhận thấy grap có một số ứng dụng cơ bản sau:
Dùng grap để hệ thống hoá khái niệm
Theo lý thuyết hệ thống, các cấu trúc vật chất tồn tại trong những hệ thống có tính chất tầng bậc, các khái niệm của các cấu trúc đó cũng mang tính hệ thống.
Vì vậy, có thể dùng grap để hệ thống hoá các khái niệm trong một tổng thể, qua đó mở rộng hiểu biết về đối tượng cần nghiên cứu một cách khái quát.
Dùng grap cấu trúc hoá nội dung của tài liệu giáo khoa
Cấu trúc hoá tài liệu giáo khoa là tạo nên mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong một hệ thống nhất định (trong một chương trình, một chương hay một bài). Tổ chức tài liệu học tập thành một hệ thống kiến thức phải dựa trên những nguyên
Những ứng dụng của lý thuyết grap trong
dạy học
Dùng grap để hệ thống hoá khái niệm.
Dùng grap cấu trúc hoá nội dung của tài liệu giáo khoa.
Dùng grap hướng dẫn học sinh tự học.
40
tắc nhất định, cho phép sắp xếp các hoạt động dạy – học vào một trật tự và tạo nên hệ thống kiến thức cho học sinh. Đồng thời, qua sự chiếm lĩnh hệ thống kiến thức ấy mà học sinh tự bồi dưỡng được phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Cấu trúc hoá tài liệu học tập có những ưu điểm sau:
a. Hoạt động dạy học có hiệu quả hơn, vì nó cho biết mối quan hệ hữu cơ giữa những bộ phận kiến thức trong mối liên hệ lôgic với nhau. Điều này giúp học sinh tập trung chú ý, định hướng các hoạt động trí tuệ vào việc tìm tòi phát hiện ra ý nghĩa cơ bản của tài liệu nghiên cứu để tự chiếm lĩnh hệ thống tri thức mới.
b. Những kiến thức mang tính hệ thống mà học sinh tự chiếm lĩnh được sẽ nhớ lâu hơn, tái hiện chính xác hơn, vì sự chiếm lĩnh những kiến thức đó gắn liền với sự nhận thức có ý nghĩa.
c. Vốn kiến thức của học sinh cũng sẽ được huy động dễ dàng hơn, tốt hơn để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình tìm tòi những mối liên hệ giữa các yếu tố của của kiến thức cần chiếm lĩnh.
Dùng grap hướng dẫn học sinh tự học
Tự học là một hoạt động tâm lý đặc trưng của con người, hoạt động tự học là hoạt động tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành động của cá nhân hướng tới những
mục tiêu nhất định. Tự học không chỉ có ý nghĩa trong thời gian học tập ở nhà trường, mà còn có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của mỗi người. Tự học bằng grap có thể được thực hiện dưới các hình thức sau :