CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP TRONG DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 69 - 73)

- Xét từ ngọn

3.3.CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP TRONG DẠY HỌC

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP TRONG DẠY HỌC

Mục đích quá trình nhận thức của con người là hình thành tri thức. Tri thức là những thông tin đã được xử lý qua nhận thức biến thành hiểu biết đưa vào “bộ nhớ” của con người, có mối quan hệ với kiến thức đã tích luỹ trước.

70

Đối với các nhà khoa học thì hoạt động phát minh bắt nguồn bằng việc thu thập thông tin từ thế giới khách quan, được xử lý bằng phương pháp đặc thù để xây dựng thành các tri thức khoa học dưới dạng ngôn ngữ: khái niệm, biểu thức, công thức, quy luật, định luật.

Trong quá trình nhận thức có các giai đoạn: Tích luỹ thông tin; khái quát hoá - trừu tượng hoá; mô hình hoá các thông tin bằng các tri thức.

Trong quá trình dạy học, hoạt động học tập của học sinh là quá trình tiếp nhận thông tin, tri thức khoa học để hình thành tri thức cá nhân. Những thông tin được giới thiệu tạo điều kiện cho học sinh tri giác sẽ khái quát hoá, trừu tượng hoá và cuối cùng mô hình hoá thông tin để ghi nhớ theo mô hình .

Mô hình là vật thể được dựng lên một cách nhân tạo dưới dạng sơ đồ, cấu trúc vật lý, dạng ký hiệu hay công thức tương ứng với đối tượng nghiên cứu (hay hiện tượng) nhằm phản ánh và tái tạo dưới dạng đơn giản và sơ lược nhất cấu trúc, tính chất, mối liên hệ và quan hệ giữa các bộ phận của đối tượng nghiên cứu.

Mô hình là vật đại diện thay thế cho vật gốc có những tính chất tương tự với vật gốc, nhờ đó khi nghiên cứu mô hình

Thế nào là mô hình ?

người ta sẽ nhận được những thông tin về những tính chất hay quy luật của vật gốc.

Mô hình hoá thực ra là đơn giản hoá thực tại bằng cách, từ một tập hợp tự nhiên các hiện tượng, trạng thái về hệ gắn bó qua lại với nhau, ta tách ra những yếu tố nào cần nghiên cứu, rồi dùng ký hiệu quy ước diễn tả chúng thành những sơ đồ, đồ thị, biểu đồ và công thức để mô phỏng một mặt nào đó của thực tại.

Mô hình hoá là một hành động học tập, giúp con người diễn đạt lôgic khái niệm một cách trực quan. Qua mô hình, các mối quan hệ của khái niệm được quá độ chuyển vào trong (tinh thần). Như vậy mô hình là “cầu nối” giữa cái vật chất và cái tinh thần.

Trong dạy học thường dùng những loại mô hình sau:

- Mô hình gần giống vật thật:

loại mô hình này có tính trực quan cao nên còn gọi là mô hình cụ thể. Nhờ loại mô hình này, học sinh có thể theo dõi toàn bộ quá trình hành động, vị trí các Thế nào là mô hình hoá ? CÁC LOẠI MÔ HÌNH TRONG DẠY HỌC Mô hình gần giống vật thật.

Mô hình tượng trưng.

72

yếu tố và mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Ví dụ, mô hình bộ xương người; mô hình quả tim .v.v

- Mô hình tượng trưng: loại mô hình này có tính trừu tượng cao hơn loại mô hình trên, những cái không bản chất, không cần thiết được lược bỏ, chỉ giữ lại những cái tinh tuý nhất của đối tượng được mô tả một cách trực quan. Ví dụ, dùng các mũi tên để mô tả diễn biến của một quá trình sinh học.

- Mô hình “mã hoá” hoàn toàn có tính chất quy ước diễn đạt một cách thuần khiết lôgic của khái niệm. Đó là những công thức hay ký hiệu, trong loại mô hình này các yếu tố trực quan hầu như bị lược bỏ hết chỉ còn các mối quan hệ lôgic. Mô hình “mã hoá” là công cụ quan trọng để diễn ra những hành động tinh thần (trí óc), để phát triển tư duy trừu tượng.

Việc dạy cho học sinh có khả năng mô hình hoá các mối quan hệ đã phát hiện, cũng như có khả năng sử dụng mô hình đó để tiếp tục phân tích đối tượng là việc làm cần thiết nhằm phát triển trí tuệ học sinh.

Sử dụng grap trong dạy học thực chất là hành động mô hình hoá, tạo ra những đối tượng nhân tạo tương tự về một mặt nào đó với

đối tượng hiện thực để tiện cho việc nghiên cứu.

Có thể nói grap thuộc loại mô hình “mã hoá” về các đối tượng nghiên cứu. Loại mô hình này có ý nghĩa trong việc hình thành các biểu tượng (giai đoạn thứ nhất của tư duy), nó cũng có ý nghĩa quan trọng trong các thao tác tư duy trừu tượng hoá - khái quát hoá. Đặc biệt mô hình grap có ý nghĩa trong việc tái hiện và cụ thể hoá khái niệm.

Về mặt tâm lý nhận thức, grap có những ý nghĩa sau :

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 69 - 73)