4. Lý thuyết nhận thức và ứng dụng
3.1.3. Bài toán về “cây”
Khái niệm “cây’ trong lý thuyết grap
Cây (tree) còn gọi là cây tự do (free tree) là một grap liên thông không có chu trình (hình 3.7). Khảo sát về cây là một nội dung quan trọng của lý thuyết grap và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
Cho T là một cây, thì giữa hai đỉnh bất kỳ của T luôn luôn tồn tại một và chỉ một đường trong T nối hai đỉnh đó.
TÂM NHĨ PHẢI TÂM NHĨ TRÁI TÂM THẤT PHẢI TÂM THẤT TRÁI Động mạch phổi Mao mạch Tĩnh mạch phổi Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch các cơ quan
Tim
Van tim 3
56
Cây có gốc (rooted tree) là một cây có hướng trên đó đã chọn một đỉnh là gốc và các cạnh được định hướng, sao cho với mọi đỉnh luôn luôn có một đường hướng từ gốc đi đến đỉnh đó. Có hai loại cây đó là câyđa phân và cây nhị phân. Cây đa phân
Nếu số cạnh của một đỉnh trong cây là không xác định thì đó là cây đa phân (multiary tree).
Trong hình 3.7 grap có cả đỉnh bậc 2, đỉnh bậc 3 và đỉnh bậc 4 nên gọi là cây đa phân.
Hình 3.7. Cây đa phân
Trong dạy học sinh học cây đa phân được dùng để mô tả nguồn gốc phát sinh và tiến hoá của sinh giới (cây tiến hoá).
Trong dạy học sinh học, có thể dùng cây đa phân để mô tả cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ, cấu tạo của hệ hô hấp (hình 3.8).
Hình 3.8. Cây mô tả cấu tạo hệ hô hấp
Cây nhị phân
Cây nhị phân là cây có gốc sao cho mọi đỉnh đều có nhiều nhất là hai cạnh (hình 3.9). Cây nhị phân có nhiều ứng dụng quan trọng trong các giải thuật của tin học
Hình 3.9. Cây nhị phân (binary tree)