CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA VIỆC ỨNG DỤNG GRAP TRONG DẠY HỌC (TIẾP CẬN CẤU TRÚC HỆ

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 66 - 69)

- Xét từ ngọn

3.2. CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA VIỆC ỨNG DỤNG GRAP TRONG DẠY HỌC (TIẾP CẬN CẤU TRÚC HỆ

GRAP TRONG DẠY HỌC (TIẾP CẬN CẤU TRÚC HỆ THỐNG)

Cơ sở triết học của việc chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học là phương pháp tiếp cận cấu trúc - hệ thống.

Lý thuyết hệ thống là một luận thuyết nhằm nghiên cứu và giải quyết các vấn đề theo quan điểm toàn vẹn tức là nghiên cứu giải quyết các vấn đề một cách có căn cứ khoa học, có hiệu quả và hiện thực dựa trên tất cả các yếu tố cấu thành nên đối tượng.

L.V. Bertalanffy cho rằng “hệ thống” là tập hợp các yếu tố liên kết với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất và tương tác với môi trường .

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hệ thống, những định nghĩa đó đều có những điểm chung: “Hệ thống tập hợp những yếu tố liên hệ với nhau tạo thành sự thống nhất ổn định trong một chỉnh thể, có những thuộc tính và tính quy luật tổng hợp.

Tiếp cận cấu trúc - hệ thống

Tiếp cận cấu trúc - hệ thống là cách thức xem xét đối tượng như một hệ toàn vẹn phát triển động, tự sinh thành phát triển

thông qua giải quyết mâu thuẫn nội tại, do sự tương tác hợp quy luật của các thành tố; là cách phát hiện ra lôgic phát triển của đối tượng từ lúc sinh thành đến lúc trở thành hệ toàn vẹn. Hệ thống tồn tại một cách khách quan, nhưng tiếp cận hệ thống lại mang tính chủ quan. Tiếp cận hệ thống một cách

khách quan tức là phân tích cấu trúc và tổng hợp hệ thống một cách khoa học, phù hợp với quy luật tự nhiên.

Sự thống nhất giữa hai phương pháp phân tích cấu trúc và tổng hợp hệ thống là bản chất của phương pháp tiếp cận cấu trúc – hệ thống, đó là phân tích đối tượng nghiên cứu thành các yếu tố cấu trúc và tổng hợp các yếu tố đó lại trong một chỉnh thể trọn vẹn theo những quy luật tự nhiên.

a. Phương pháp phân tích cấu trúc coi đối tượng nghiên cứu là một hệ thống, tức là một tổng thể gồm nhiều yếu tố (thành phần – cấu tạo) quan hệ, tương tác với nhau và tương tác với môi trường xung quanh một cách phức tạp.

b. Thừa nhận nhiều đối tượng phức tạp khác nhau có những đặc trưng hệ thống giống nhau.

c. Đặt trọng tâm nghiên cứu vào sự vận động của đối tượng; xét mỗi hệ thống trong một quá trình tăng trưởng, phát triển của nó; nghiên cứu quỹ đạo xu thế vận động và tìm ra phương hướng tác động vào hệ thống một cách có hiệu quả nhất.

68

d. Thừa nhận tính bất định, tức là tình trạng không có đầy đủ thông tin như là một yếu tố rất khó tránh khỏi trong các quá trình điều khiển phức tạp

e. Nhấn mạnh sự cần thiết lựa chọn quyết định trong tập hợp rất nhiều phương án có thể có.

Như vậy, phân tích cấu trúc tức là đi từ cái toàn thể đến bộ phận nhằm xác định thành phần, cấu tạo của hệ thống.

Phương pháp tổng hợp hệ thống là những thao tác đi từ cái bộ phận đến cái toàn thể thông qua việc xác định cấu trúc – hệ thống.

Phân tích cấu trúc và tổng hợp hệ thống luôn gắn liền với nhau. Các yếu tố của hệ thống luôn được xem xét trong mối quan hệ với nhau và với môi trường. Phân tích cấu trúc và tổng hợp hệ thống và là hai mặt không thể tách rời trong quá trình tiếp cận cấu trúc - hệ thống.

Chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học phải được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản của lý thuyết hệ thống. Vận dụng tiếp cận cấu trúc - hệ thống để phân tích đối tượng nghiên cứu thành các yếu tố cấu trúc, xác định các đỉnh của grap trong một hệ thống mang tính lôgic khoa học, qua đó thiết lập các mối quan hệ của các yếu tố cấu trúc trong một tổng thể

Như vậy, tiếp cận cấu trúc - hệ thống định hướng phương pháp luận của nhận thức khoa học chuyên hoá mà cơ sở của nó là sự nghiên cứu các đối tượng trong các hệ thống toàn vẹn.

Tiếp cận cấu trúc - hệ thống cho phép thiết lập các vấn đề tương ứng của các khoa học cụ thể và xây dựng chiến lược nghiên cứu một cách hiệu quả các vấn đề đó.

Tính đặc thù phương pháp luận của tiếp cận cấu trúc - hệ thống được biểu thị ở chỗ hướng nghiên cứu vào việc khám phá tính chỉnh thể của đối tượng và các cơ chế đảm bảo tính chỉnh thể đó; làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của các đối tượng phức tạp, hướng vào tri thức mô tả bức tranh lý thuyết thống nhất.

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)