Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 81 - 82)

- Xét từ ngọn

4.2.Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận

c. Việc thiết kế grap liên quan với việc sử dụng grap như thế nào?

4.2.Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận

Giải quyết mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, thực chất là quán triệt tư tưởng tiếp cận cấu trúc hệ thống trong thiết kế grap nội dung và grap hoạt động dạy học.

Quán triệt tư tưởng tiếp cận cấu trúc hệ thống trong việc thiết kế grap dạy học sinh học, cần phải trả lời được các câu hỏi sau :

a. Thiết kế grap dạy học cho hệ thống nào?

b. Có bao nhiêu yếu tố thuộc hệ thống? đó là những yếu tố nào?

82

c. Quy luật nào chi phối mối quan hệ của các yếu tố trong hệ thống?

Trả lời các câu hỏi này, chúng ta sẽ xác định được các đỉnh của grap và các mối liên hệ giữa các đỉnh. Đặc biệt xác định mối quan hệ về mặt cấu trúc và chức năng giữa các đỉnh theo quy luật nhất định của tự nhiên.

Ví dụ, Theo nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận, khi thiết kế grap về “Xương đầu, thân và xương chi” có thể xác định bộ xương người là một hệ thống (toàn thể), trong đó các yếu tố cấu trúc (bộ phận) là xương đầu, xương thân và xương chi. Các yếu tố cấu trúc này quan hệ với nhau tạo nên chức năng nâng đỡ và bảo vệ các nội quan.

Ở cấp độ khác, có thể quan niệm mỗi yếu tố cấu trúc trong hệ thống lớn đó là một hệ thống nhỏ hơn, chẳng hạn cột sống và lồng ngực là các yếu tố cấu trúc của hệ thống xương thân.

Cứ xét như vậy chúng ta sẽ xác định được vị trí các đỉnh của grap theo một hệ thống logic hợp lý.

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 81 - 82)