Tình hình nghiên cứu vận dụng lý thuyết grap trong dạy học ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 34 - 39)

Tóm lại, lý thuyết grap và những ứng dụng của nó đã và đang

2.3. Tình hình nghiên cứu vận dụng lý thuyết grap trong dạy học ở Việt Nam

dạy học ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ năm 1971 Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là người đầu tiên đã nghiên cứu chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học và đã công bố nhiều công trình trong lĩnh vực này. Trong các công trình đó, Giáo sư đã nghiên cứu những ứng dụng cơ bản của lý thuyết grap trong khoa học giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy Hoá học. Giáo sư đã hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh và học viên cao học vận dụng lý thuyết grap để dạy một số chương, một số bài cụ thể của chương trình hoá học ở trường phổ thông.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang sinh ngày 12 tháng 6 năm 1928 tại xã Quảng Châu, huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên. Khi còn nhỏ là học sinh trường Bưởi - Hà Nội. Năm 1950 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1950 đến 1951, Ông làm việc tại Ty công an Hà Nội. Từ năm 1951 đến 1953 Ông học sư phạm cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc). Từ năm 1954 đến 1956 ông dạy học tại trường cấp 3 Hùng Vương - Phú Thọ.

36

Năm 1980, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, tác giả Trần Trọng Dương đã nghiên cứu đề tài: "Áp dụng phương pháp grap và algorit hoá để nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải, xây dựng hệ thống bài toán về lập công thức hoá học ở trường phổ thông". Tác giả đã áp dụng phương pháp grap và algorit hoá vào việc phân loại các kiểu bài toán về lập công thức hoá học và đưa ra kết luận:

Phương pháp grap và algorit cho phép chúng ta nhìn thấy rõ cấu trúc của một đầu bài toán hoá học, cấu trúc và các bước giải bài toán.

Bằng grap có thể phân loại, sắp xếp các bài toán về hoá học thành hệ thống bài toán có logic giúp cho việc dạy và học có kết quả hơn.

Năm 1983, Nguyễn Đình Bào nghiên cứu sử dụng grap để hướng dẫn ôn tập môn Toán. Cùng thời gian đó Nguyễn Anh

Vì bệnh nặng, Ông đã vĩnh biệt chúng ta lúc 5 giờ ngày 22 tháng 9 năm 1994.

Trong suốt hơn 40 năm hoạt động giáo dục, Ông đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, là một trong những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực lý luận dạy học. Ông đã viết hàng trăm bài báo và nhiều cuốn sách chủ yếu về lĩnh vực giáo dục để cho các thế hệ sau tham khảo.

Châu đã nghiên cứu sử dụng grap hướng dẫn ôn tập môn Văn. Các tác giả này đã sử dụng sơ đồ grap để hệ thống hoá kiến thức mà học sinh đã học trong một chương hoặc trong một chương trình nhằm thiết lập mối liên hệ các phần kiến thức đã học giúp cho học sinh ghi nhớ lâu hơn.

Năm 1984, Phạm Tư với sự hướng dẫn của Giáo sư Nguyên Ngọc Quang đã nghiên cứu đề tài "Dùng grap nội dung của bài lên lớp để dạy và học chương Nitơ - Photpho ở lớp 11 trường phổ thông trung học",

tác giả đã nghiên cứu việc dùng phương pháp grap với tư cách là phương pháp dạy học (biến phương pháp grap trong toán học thành phương pháp dạy học hoá học ổn định) đối với bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới về hoá học ở chương “Nitơ - phốt pho” lớp 11 trường trung học phổ thông. Đồng thời, tác giả cũng đã xây dựng quy trình áp dụng phương pháp này cho giáo viên và học sinh qua tất cả các khâu (chuẩn bị bài, lên lớp, tự học ở nhà, kiểm tra đánh giá) và đưa ra một số hình thức áp dụng trong dạy và học hoá học. Với thành công của Phạm Tư, lý thuyết grap đã được vận dụng như một phương pháp dạy hoc hoá học thực sự có hiệu quả.

Năm 1987, Nguyễn Chính Trung đã nghiên cứu "Dùng phương pháp grap lập chương trình tối ưu và dạy môn sử dụng thông tin trong chiến dịch". Trong công trình này tác giả

38

đã nghiên cứu chuyển hoá grap toán học vào lĩnh vực giảng dạy khoa học quân sự.

Năm 1993, Hoàng Việt Anh đã nghiên cứu “Vận dụng phương pháp sơ đồ - grap vào giảng dạy địa lý các lớp 6 và 8 ở trường trung học cơ sở”. Tác giả đã tìm hiểu và vận dụng phương pháp grap trong quy trình dạy học môn địa lý ở trường trung học cơ sở và đã bổ sung một phương pháp dạy học cho những bài thích hợp, trong tất cả các khâu lên lớp (chuẩn bị bài, nghe giảng, ôn tập, kiểm tra) nhằm nâng cao năng lực lĩnh hội tri thức, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn địa lý. Tác giả đã sử dụng phương pháp grap để phát triển tư duy của học sinh trong việc học tập địa lý và rèn luyện kỹ năng khai thác sách giáo khoa cũng như các tài liệu tham khảo khác.

Công trình khoa học vận dụng lý thuyết grap vào dạy học môn văn học ở trường phổ thông chứng minh rằng phương pháp dạy học bằng grap có thể sử dụng đối với các môn khoa học xã hội.

Trong lĩnh vực dạy học sinh học ở trường phổ thông, Nguyễn Phúc Chỉnh là người đầu tiên đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về lý thuyết grap và ứng dụng lý thuyết grap trong dạy học Giải phẫu sinh - lý người. Tài liệu chuyên khảo này là nội dung chính của luận án tiến sĩ Giáo dục học đã bảo vệ

thành công tại hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà nước năm 2005.

Một phần của tài liệu Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 1 nguyễn phúc chính (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)