. Khả năng chi trả lãi vay
tổng các khoản phải trả Hệ số nợ phải trả =
3.3.2 Về công tác hạch toán kế toán, giải pháp thúc đẩy khả năng thanh toán
Hoàn thiện hệ thống sổ sách và các báo kế toán một cách khoa học là một nội dung làm giảm bớt các sai sót và các trình tự không cần thiết trong quá trình ghi sổ. Đồng thời nó còn giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu được nhanh chóng, thuận
tiện, hạn chế được những sai sót và khi có sai sót thì việc sửa chữa cũng đơn giản đi nhiều. Để hoàn thiện công tác hạch toán nghiệp vụ thanh toán, em có một số ý kiến như sau:
Thứ nhất: đối với các khoản thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp mà thu, chi tiền ngay không cần hạch toán qua TK 131 và TK 331 mà sẽ hạch toán trực tiếp vào TK 111, TK 112... Như thế nghiệp vụ kế toán sẽ được hạch toán gọn nhẹ hơn, giảm bớt được công việc hạch toán.
Ví dụ, công ty bán máy in trị giá bán 4.000.000 vnđ chưa có thuế, thuế GTGT 10%, thu bằng tiền mặt thì kế toán hạch toán luôn như sau:
Nợ TK 111: 4.400.000 vnđ
Có TK 511: 4.000.000 vnđ Có TK 3331: 400.000 vnđ Mà không cần hạch toán như sau:
Nợ TK 131: 4.400.000 vnđ Có TK 511 4.000.000 vnđ Có TK 3331 400.000 vnđ Sau đó lại tiếp tục định khoản: Nợ TK 111: 4.400.000 vnđ Có TK 131: 4.400.000 vnđ
Tương tự thì TK 331 cũng không cần hạch toán khi trả tiền ngay mà hạch toán luôn vào tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Thứ hai: công ty nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi theo thông tư số 228/2009 của bộ tài chính ban hành ngày 07/12/2009. Hiện tại công ty không có khoản trích lập dự phòng, trong khi đó tình hình công nợ của công ty thì xấu đi.
Vì vậy công ty cần có kế hoạch trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi để giảm bớt rủi ro khi không đòi được nợ. Công ty nên tính toán các khoản nợ phải thu, căn cứ vào thời gian thu hồi nợ, với giá trị phải thu hồi để trích lập dự phòng hợp lí
Cuối niên độ kế toán, tính số dự phòng phải thu khó đòi cho năm nay : Nợ TK 642
Có TK 1592 : dự phòng phải thu khó đòi
Sang năm sau, tính ra số dự phòng phải lập trong năm và so sánh với số dự phòng năm trước đã lập :
Nếu không thay đổi thì không lập thêm dự phòng
Nếu số số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì tiến hành lập thêm theo số chênh lệch.
Nợ TK 642: số chênh lệch
Có TK 1592 : dự phòng phải thu khó đòi
Nếu số số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì hoàn nhập dự phòng theo số chênh lệch.
Nợ TK 1592: số chênh lệch Có TK 711- thu nhập khác
Trường hợp có dấu hiệu chắc chắn không đòi được, kế toán ghi :
Nợ TK 642-
Có TK 131 : số thực tế mất
Đồng thời ghi Nợ TK 004- chi tiết cho từng đối tượng : số nợ đã xoá sổ. Trường hợp số nợ đã xoá sổ nhưng lại đòi thì cho vào thu nhập bất thường : Nợ TK 111, 112…
Có TK 711 : thu nhập khác (Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004).
Thứ ba: Nhân viên kế toán phải kiểm tra chặt chẽ khi hạch toán tk 131, 331 vì đây là tài khoản lưỡng tính, vừa có số dư nợ và dư có, không được bù trừ số dư bên nợ và bên có của các tài khoản này. Nếu nhầm lẫn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc lập báo cáo tài chính, đánh giá sai tình hình công nợ của công ty.
Ví dụ, Ngày 31/12/2012, công ty mua máy photô chưa trả tiền cho người bán với tổng giá thanh toán là 3.300.000 vnđ, trong đó thuế GTGT là 10%, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 156: 3.000.000 vnđ (máy photô) Nợ TK 1331: 300.000 vnđ
Ngày 31/12/2012, công ty trả tiền trước cho nhà cung cấp để mua linh kiện máy tính là 2.000.000 vnđ bằng tiền mặt, định khoản như sau:
Nợ TK 331: 2.000.000 vnđ Có TK 1111: 2.000.000 vnđ
Nhưng cuối tháng kế toán công ty không được bù trừ giữa số dư bên nợ và bên có trên báo cáo tài chính, vì đưa lên hai chỉ tiêu riêng biệt thuộc nguồn vốn và tài sản trên bảng cân đối kế toán. Tương tự TK 131 cũng thế, vấn đề bù trừ số dư nợ và dư có rất dễ nảy sinh khi nghiệp vụ kế toán không vững, nên cần lưu ý kỹ.
Thứ tư: Các nhà quản trị nghiệp có chính sách quản lí công nợ hợp lí, luôn đảm bảo khả năng thanh toán tốt nhất. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, khó thu hồi nợ để đi trả nợ, công ty nên áp dụng chính sách bán hàng hay mua hàng đều trả chậm, trả góp. Công ty cũng nên hạn chế các khoản vay ngân hàng vì chi phí vay rất cao, có thể cao hơn khả năng sinh lời của đồng vốn vay, khó thanh toán kịp thời và có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Hơn nữa công ty cần có chính sách chiết khấu thanh toán hợp lí, để khuyến khích khách hàng trả tiền sớm.
Ví dụ, công ty bán máy in cho các doanh nghiệp, cần đưa ra chính sách, thanh toán sớm trong vòng 20 ngày kể từ ngày mua, sẽ được chiết khấu 5% tổng giá thanh toán. Giả sử trị giá thanh toán là 5.500.000, trong đó thuế GTGT 10%, công ty A mua hàng thanh toán sớm sau 5 ngày nên được hưởng chiết khấu thanh toán.
Hạch toán như sau: Nợ TK 131: 5.225.000 vnđ (công ty A) Nợ TK 635: 275.000 vnđ
Có TK 5111: 5.000.000 vnđ Có TK 3331: 500.000 vnđ
Thứ năm: Trong thời buổi kinh tế khó khăn, nhưng công ty cũng cần thanh toán lương cho công nhân viên kịp thời, có chế độ tiền thưởng hợp lí, các khoản trích theo quy định của bộ luật lao động, không nên cắt giảm lương công nhân viên, vì như thế sẽ làm cho thái độ làm việc của công nhân viên không tốt, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trên đây là một số giải pháp công ty nên áp dụng để hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán, đẩy nhanh khả năng thanh toán cho doanh nghiệp mình.
KẾT LUẬN
Tổ chức các nghiệp vụ thanh toán nhằm quản lý tốt tình hình công nợ và nâng cao khả năng thanh toán đã và đang là vấn đề mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.
Là một doanh ngiệp thực hiện hạch toán độc lập, hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi công ty TNHH thương mại và thiết bị văn phòng Việt Nhật phải tích cực chủ động phấn đấu hoàn thiện công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán, cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin kế toán giúp cho các nhà quản trị đưa ra được những quyết định phù hợp góp phần nâng cao khả năng thanh toán và quản lý của đơn vị mình.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH thương mại và thiết bị văn phòng Việt Nhật, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Đình Đỗ, Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cô chú, anh chị phòng tài chính kế toán của công ty và với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã kết hợp những kiến thức lý luận đã học với tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty và mạnh dạn đưa ra một số phương hướng, biện pháp hoàn thiện công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán cũng như việc quản lý tình hình công nợ nhằm nâng cao khả năng thanh toán ở công ty TNHH thương mại và thiết bị văn phòng Việt Nhật.
Do thời gian thực tập có hạn, cũng như trình độ và kinh nghiệm thực tế còn có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và những người quan tâm đến đề tài này để đề tài này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2013
Sinh viên Nguyễn Thị Hà Lớp CQ47/21.04