Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại công ty TNHH thương mại và thiết bị văn phòng Việt Nhật

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán các nghiệp vụ thanh toán, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty TNHH thương mại và thiết bị văn phòng Việt Nhật (Trang 61 - 63)

. Khả năng chi trả lãi vay

2.3.Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty

2.5 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại công ty TNHH thương mại và thiết bị văn phòng Việt Nhật

thương mại và thiết bị văn phòng Việt Nhật

Tình hình tài chính của công ty được đánh giá là lành mạnh trước hết thể hiện ở tình hình quản lý công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Thông qua việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta có thể thấy được hiệu quả công tác quản lý tài chính và công tác kế toán nói chung, công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán nói riêng. Đồng thời thông qua việc phân tích này có thể thấy được cho phép đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp và qua đó có thể đưa ra được những biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm tăng cường công tác quản lý công nợ,nâng cao khả năng thanh toán, góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Qua một thời gian nghiên cứu tại công ty TNHH thương mại và thiết bị văn phòng Việt Nhật, em có thể đưa ra những nhận xét của mình thông qua việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.

Để phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ta cần phải phân tích các hệ số tài chính đặc trưng, ta lấy số liệu từ báo cáo tài chính của công ty cụ thể là Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2011, 2012 (biểu số 10, 11)và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012 (biểu số 12, 13).

Bảng 2.1: Bảng phân tích tình hình công nợ

Qua bảng số liệu ta thấy cuối năm so với đầu năm công nợ phải thu giảm 919.116.816 vnđ tương ứng giảm 61,64% chứng tỏ công ty chưa đã chú trọng công tác thu hồi nợ. Vốn bị chiếm dụng đã giảm mạnh chứng tỏ công ty đã thắt chặt tín dụng, hoặc có thể quá trình tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn nên nợ phải thu giảm mạnh như vậy.

Công nợ phải trả cuối năm so với đầu năm tăng 421.181.068 vnđ tương ứng tăng 9,56%. Điều này cho thấy có thể công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh nên hàng hóa nhập vào tăng, làm cho khoản phải trả người bán tăng hoặc công ty không chấp hành tốt kỷ luật trong thanh toán, từ đó làm giảm uy tín của doanh nghiệp với nhà cung cấp.

Hơn nữa các khoản nợ phải thu, phải trả đều không có khoản nợ nào quá hạn, điều đó thể hiện công ty đã quan tâm đến công tác thu hồi nợ nần cũng như thanh toán đặc biệt cuối năm công ty không có khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Đây thực sự là thành tích lớn của công ty, công ty đã có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả.

Ta thấy trong phần công nợ phải thu ngoài phần trích lập cuối năm 2011 không phải trích lập cho năm 2012 thì công nợ phải thu giảm mạnh là do khoản phải thu khách hàng giảm mạnh là 925.979 vnđ, tương ứng giảm 64,42%. Trong khi

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 So sánh

Số tiền(vnđ) Tỷ lệ(%)

A. các khoản phải

thu 572.068.400 1.491.185.216 (919.116.816) (61,64)

I. Phải thu ngắn hạn 572.068.400 1.491.185.216 (919.116.816) (61,64)

1. Phải thu của khách

hàng 511.514.891 1.437.494.641 (925.979.750) (64,42)

2.Trả trước cho người

bán 60.553.509 53.690.575 6.862.934 12,78

II. Phải thu dài hạn 0 0 0 0

B. các khoản phải trả 4.825.939.163 4.404.758.095 421.181.068 9,56

I.Phải trả ngắn hạn 4.825.939.163 4.404.758.095 421.181.068 9,56

1. Phải trả cho người

bán 3.691.814.886 3.417.613.379 274.201.507 8,02

2. Người mua trả tiền

trước 968.901.393 955.103.232 13.798.161 1.44

3. Các khoản phải trả

đó khoản trả trước cho người bán lại tăng 6.862.934 vnđ, tương ứng tăng 12,78%. Điều này cho thấy công ty đã thắt chặt tín dụng với khách hàng trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay là rất hợp lí. Măt khác lại thanh toán tiền trước cho nhà cung cấp nhằm tăng thêm tính ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng góp phần đảm bảo tốt hơn nguồn hàng hóa nhập vào được đảm bảo.

Công nợ phải trả cuối năm so với đầu năm tăng 421.181.068 vnđ tương ứng tăng 9,56%. Toàn bộ công nợ phải trả tăng chủ yếu là do khoản phải trả người bán tăng 274.201.507 vnđ, tương ứng tăng 8,02%. Người mua trả tiền trước cũng tăng 13.798.161 vnđ, tươmg ứng là 1,44%, mặt khác phải trả khác tăng mạnh nhưng do nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong các khoản phải trả nên làm nợ phải trả tăng không đáng kể. Điều đó cho thấy, công ty đang tận dụng đi chiếm dụng nhà cung cấp trong hoàn cảnh nền kinh tế khó khăn, để có thêm vốn kinh doanh. Song bên cạnh đó, phải trả phải nộp nhà nước và phải trả người lao động cuối năm không có, chứng tỏ công ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ với nhà nước, và cũng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho công nhân viên kịp thời. Điều đó thúc đẩy tinh thần làm việc của công nhân viên, đẩy nhanh quá trình kinh doanh cho doanh nghiệp đạt hiểu quả cao hơn.

Để thấy rõ hơn tình hình tài chính của công ty ta đi sâu vào phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán thông qua các hệ số tài chính đặc trưng.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán các nghiệp vụ thanh toán, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty TNHH thương mại và thiết bị văn phòng Việt Nhật (Trang 61 - 63)