Thời hạn thu hồi nợ bình quân

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán các nghiệp vụ thanh toán, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty TNHH thương mại và thiết bị văn phòng Việt Nhật (Trang 32 - 34)

Công thức xác định:

360(ngày) Thời hạn thu hồi nợ bình quân =

Hệ số thu hồi nợ

Chỉ tiêu này cho biết bình quân kỳ thu hồi nợ bị chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày. Chu kỳ kinh doanh là một năm tài chính.

Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu trong doanh nghiệp. Nếu hệ số thu hồi nợ tăng => kỳ thu hồi nợ giảm => tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu tăng => tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp tăng.

1.3.1.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ

Để phân tích các chỉ tiêu : hệ số các khoản phải trả, hệ số các khoản phải thu, hệ số thu hồi nợ, thời hạn thu hồi nợ bình quân ta sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp thay thế liên hoàn phản ánh được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố dến chỉ tiêu phân tích. Để biết được tốc độ tăng hay giảm của các chỉ tiêu nói trên, cần so sánh chỉ tiêu đó cuối kỳ so với đầu kỳ thay đổi như thế nào. Như thế sẽ biết được tình hình công nợ của doanh nghiệp tốt lên hay xấu đi, giúp nhà quản trị doanh nghiệp có phương pháp quản lí công nợ tốt nhất cho doanh nghiệp mình. Muốn doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nghiệp quả, việc phân tích tình hình công nợ là công việc không thể thiếu của nhà quản trị doanh nghiệp.

1.3.1.3 Các biện pháp quản lý nợ chủ yếu

Để giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi nợ phải thu, thanh toán kịp thời nợ phải trả cùng với việc phát sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp chủ yếu sau:

- Phải mở sổ theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả trong và ngoài doanh nghiệp, thường xuyên đôn đốc để thu hồi nợ,thanh toán nợ đúng hạn.

- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được hạch toán: lựa chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng hay bán nợ.

- Có chính sách bán chịu đúng đắn với từng khách hàng, khi bán chịu cho khách hàng phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hơp đồng mua hàng đã ký.

- Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ (khách quan, chủ quan) để có biện pháp xử lý thích hợp.

1.3.2 Phân tích khả năng thanh toán

1.3.2.1. Các chỉ tiêu phân tích tình hình thanh toán . Hệ số khả năng thanh toán tổng quát . Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng với tổng số nợ doanh nghiệp phải trả (Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn).

Công thức xác định:

Tổng tài sản Hệ số khả năng thanh toán tổng quá =

Tổng nợ phải trả

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 là báo hiệu doanh nghiệp gặp căng thẳng trong thanh toán,có nguy cơ phá sản. Tổng tài sản hiện có ( Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn) không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Công thức xác định:

Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán đủ khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp hay không.

Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì vốn lưu chuyển âm => doanh nghiệp không đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, doanh nghiệp dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn,vì vậy rủi ro tài chính rất cao.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán các nghiệp vụ thanh toán, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty TNHH thương mại và thiết bị văn phòng Việt Nhật (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w