8. Cấu trúc luận văn
2.5.1. Đối với cá nhân giảng viên trẻ
Chúng tôi tiến hành khảo sát 50 giảng viên trẻ với câu hỏi “cần làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp”. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.17. Một số biện pháp của cá nhân giảng viên trẻ nhằm thỏa mãn NCTĐTNN
STT Biện pháp N %
đồng ý Giữ vững niềm đam mê, hứng thú với công việc dạy học
1 Luôn luôn trau dồi bản thân, để có thể có những định hướng tích cực cho SV
11 22 2 Thấu hiểu những tâm tư nguyện vọng của SV 10 20 3 Tự nâng cao ý thức nghề nghiệp cho bản thân 9 18 4 Yêu thương sinh viên của mình như người nhà 9 18 5 Hiểu rõ những yêu cầu, mục tiêu của ngành nghề để nỗ lực
thực hiện tốt các công việc
8 16
6 Có tâm huyết và giữ vững tâm huyết với công tác giảng dạy 6 12 7 Đối xử với sinh viên trên những nguyên tắc của giao tiếp sư
phạm
5 10
Nâng cao trình độ chuyên môn
1 Bản thân tích cực học hỏi, tìm kiếm những phương pháp dạy học mới, nghiên cứu chuyên môn, cập nhật tri thức những vấn đề xã hội thực tế để vận dụng linh hoạt vào bài học.
27 54
2 Không ngừng học tập, luôn biết làm mới mình mỗi ngày 26 52 3 Đầu tư cho sự phát triển chuyên môn 15 30 4 Tham gia những khóa học bồi dưỡng, trau dồi nghiệp vụ
chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và các kĩ năng cần thiết khác.
14 28
5 Học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp 10 20 6 Luôn sáng tạo trong dạy học làm cho bài giảng luôn hứng thú
và thu hút được sinh viên
8 16
Trình độ chuyên môn của giảng viên có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp. Vai trò đó thể hiện rõ nét trên nhiều bình diện khác nhau. Xét trên bình diện xã hội, trình độ học vấn, chuyên môn hay tri thức là thước đo trình độ văn minh của một quốc gia. Trên bình diện hoạt động nghề
nghiệp trình độ chuyên môn giữ vai trò quyết định cho sự thành đạt trong nghề nghiệp. Trong nghiên cứu thực tế, tiểu nhóm nhu cầu được giảng viên đánh giá cao nhất là mong muốn có được những giờ dạy đạt hiệu quả cao. Để làm được điều đó, giảng viên trẻ phải có tri thức và tầm hiểu biết sâu sắc, những kĩ thuật dạy học thu hút sự hứng thú của sinh viên vào bài học. Hơn nữa sự thành thạo về mặt chuyên môn còn chi phối các khía cạnh khác trong hoạt động nghề nghiệp, ví dụ như cơ hội tăng thu nhập, cơ hội được đề bạt hay chức vụ… Do đó mà việc nâng cao trình độ chuyên môn và hứng thú nghề nghiệp là những biện pháp để nâng cao NCTĐTNN của giảng viên trẻ.
a) Giữ vững niềm đam mê, hứng thú với công việc dạy học theo thời gian
Niềm đam mê và hứng thú trong công việc dạy học là yếu tố cơ bản cần có ở giảng viên trẻ. Do đó, giảng viên trẻ cần khơi dậy ở mình tinh thần “học tập suốt đời” để có thể đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của bản thân giảng viên trẻ, và mong muốn học tập của sinh viên. Để làm được điều đó, giảng viên trẻ đã đề cập đến các biện pháp sau đây:
- Luôn luôn trau dồi bản thân, để có thể có những định hướng tích cực cho sinh viên (22 % giảng viên được nghiên cứu đề cập đến)
- Thấu hiểu những tâm tư nguyện vọng của sinh viên (20% giảng viên trẻ đề cập đến)
- Tự nâng cao ý thức nghề nghiệp cho bản thân (18% GV trẻ đề cập đến) - Yêu thương sinh viên của mình như người nhà mới có thể hiểu được mong muốn của sinh viên trong việc tiếp cận tri thức (18% GV trẻ đề cập đến)
- Hiểu rõ những yêu cầu, mục tiêu của ngành nghề để nỗ lực thực hiện tốt các các công việc (16% GV trẻ đề cập đến)
- Có tâm huyết và giữ vững tâm huyết với công tác giảng dạy (12% giảng viên trẻ đề cập đến)
- Đối xử với sinh viên trên những nguyên tắc của giao tiếp sư phạm (10% giảng viên trẻ đề cập đến)
b) Nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên trẻ
- Bản thân tích cực học hỏi, tìm kiếm những phương pháp dạy học mới, nghiên cứu chuyên môn, cập nhật tri thức những vấn đề xã hội thực tế để vận dụng linh hoạt vào bài học (đây là biện pháp được nhiều GV trẻ đồng đề cập nhất, 54%)
- Luôn biết làm mới mình mỗi ngày, đừng biến mình thành “cỗ máy” lập đi lập lại những điều rập khuôn sách vở. Không ngừng học tập, nghiên cứu mỗi ngày để thân không trở nên lạc hậu so với sự phát triển chóng mặt của thời đại (có 52% giảng viên trẻ đề cập)
- Đầu tư cho sự phát triển chuyên môn (biết các sắp xếp thời gian giữ công việc nhà và dạy học, cũng như những yếu tố khác có thể tác động đến công tác dạy học) (30% giảng viên trẻ đề cập đến)
- Tham gia những khóa học, bồi dưỡng, trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và các kĩ năng cần thiết khác. (28% GV trẻ đề cập đến)
- Học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp (20% giảng viên trẻ đồng ý). Giảng viên trẻ cần xem các đồng nghiệp như một kho tàng vô giá để có thể học hỏi trao đổi kinh nghiệm sống, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. (20% GV trẻ đề cập đến)
- Luôn sáng tạo trong dạy học làm cho bài giảng luôn hứng thú và thu hút được sinh viên (16% giảng viên trẻ đề cập đến)