NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn đảm bảo thu nhập và nâng cao đờ

Một phần của tài liệu nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở một số trường đại học tại tp hcm (Trang 87 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3.4. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn đảm bảo thu nhập và nâng cao đờ

nâng cao đời sống

NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống không được giảng viên trẻ đánh giá cao như các tiểu nhóm khác, xếp hạng 6/7 trong các tiểu nhóm nghiên cứu với điểm trung bình là 3.21 ứng với mức độ trung bình. Tại sao mong muốn đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống được giảng viên trẻ đánh giá thấp trong khi hiện nay với điều kiện đất nước đang lạm phát, giá cả tăng vọt mà đồng lương của người lao động ở bất cứ ngành nghề nào không kể riêng ngành giáo dục đang rất “chậm tiến”. Liệu chăng kết quả thu được có những mâu thuẫn thực sự? Chúng tôi giải thích vấn đề này bằng 2 lí do sau đây:

Trước hết nếu xem vấn đề thu nhập và mong muốn đảm bảo cuộc sống riêng lẻ hay đặt chúng tôi mối quan hệ với các yếu tố khác nhau thì có thể sẽ đưa lại kết quả khác nhau. Chúng tôi nghiên cứu vấn đề này đặt trong mối quan hệ với 6 yếu tố khác như năng lực chuyên môn, hiệu quả bài giảng, quan hệ với đồng nghiệp hay việc áp dụng tri thức vào thực tiễn. Đối với mỗi giảng viên trẻ họ lựa chọn gắn bó với nghề dạy học vì những mục đích rất cao đẹp (mong muốn đào tạo thế hệ mới, nghề dạy học được xã hội coi trọng, nghề cao quý) thì chắc chắn tiền không phải là mục tiêu số một trong hoạt động nghề nghiệp của họ, dù hiện nay nó có thể đang là sức ép đối với cuộc sống của họ. Hơn nữa, họ là những giảng viên trẻ, đây là giai đoạn họ thực sự cần thiết để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm bởi vì có thể trình độ tay nghề và địa vị của họ chưa thực sự được khẳng định. Do đó mà mối quan tâm lớn nhất của họ không phải là vấn đề thu nhập mà đó là sự khẳng định về năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức…

Hơn nữa, đối với người Việt, tiền bạc là vấn đề rất nhạy cảm và tế nhị nên thường người ta hay tránh bàn bạc thảo luận các vấn đề liên quan đến lợi ích vật chất. Và có thể vì thế nhu cầu đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống ít được giảng viên thể hiện.

Khi tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đặt ra câu hỏi “Hiện nay, ngoài công việc dạy học, Thầy/Cô có làm thêm việc khác?”, kết quả thu được cho thấy có

56.3% giảng viên trẻ có làm thêm các công việc khác, trong đó có 77.5% giảng viên trẻ làm thêm những việc có liên quan đến chuyên ngành, 23.2% giảng viên trẻ làm thêm những công việc đôi khi có đôi khi không liên quan chuyên ngành của mình và có 4.5% giảng viên làm thêm những việc không liên quan đế chuyên ngành. Lí do giảng viên đi làm là: tăng thêm thu nhập (11.2%), 25.8% giảng viên nói rằng đó là một đam mê khác của họ ngoài công việc dạy học, 8.99% giảng viên cho rằng họ làm thêm vì họ muốn trau dồi thêm chuyên môn và phần lớn giảng viên (53.9%) cho rằng họ làm thêm vì họ tăng thêm thu nhập và có thể trau dồi chuyên môn. [Xem bảng 2.10]

Bảng 2.10. Mô tả công việc làm thêm của giảng viên trẻ

Làm thêm Tần số % Không 69 43.7 89 56.3 Công việc

Liên quan đến chuyên ngành 69 77.53 Đôi khi có liên quan 16 17.98 Không liên quan đến chuyên ngành 4 4.49

Lí do

Muốn tăng thêm thu nhập 10 11.24 Một đam mê khác ngoài công việc dạy học 23 25.84 Trau dồi chuyên môn 8 8.99 Tăng thu nhập và trau dồi chuyên môn 48 53.93

Có sự đồng nhất giữa các giảng viên trong việc đánh giá nội dung này. Không có sự khác nhau giữa nam giảng viên và nữ giảng viên giữa những giảng viên độc thân và đã kết hôn, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, thâm niên công tác, nơi được đào tạo.[Phụ lục 3]

Tóm lại, dù nhu cầu đảm bảo thu nhập và nâng cao cuộc sống là nhu cầu rất đỗi cần thiết của mọi người trong giai đoạn xã hội hiện nay nhưng đặt nó trong mối quan hệ với những nhu cầu khác của giảng viên trẻ thì đây không phải là nhu cầu giảng viên trẻ quan tâm nhiều. Họ dành ưu tiên cho các nhu cầu

khác như mong muốn có giờ giảng hiệu quả, phát triển chuyên môn, đóng góp cho sự phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở một số trường đại học tại tp hcm (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)