Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở một số trường đại học tại tp hcm (Trang 99 - 103)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.4.2. Yếu tố khách quan

Yếu tố gia đình

Trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm đến 4 yếu tố sau của nhóm yếu tố gia đình: sự quan tâm của bố mẹ, vợ/chồng, người thân; điều kiện kinh tế

gia đình; thái độ của người thân đối với công việc; truyền thống gia đình. Trong bảng sau thể hiện mức độ tác động của từng yếu tố:

Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc nhóm gia đình

Các yếu tố gia đình Mức độ ảnh hưởng ĐTB Thứ Hạng Không AH AH một phần AH rnhiều ất f % f % f %

1. Quan tâm của bố mẹ, vợ chồng,

người thân 29 18.2 67 42.4 62 39.2 2.21 1 2. Điều kiện kinh tế gia đình 32 20.3 82 51.9 44 27.8 2.08 2

3.Thái độ của người thân đối với

nghề dạy học 54 34.2 44 27.8 60 38.0 2.04 3 4.Truyền thống gia đình 100 60.3 12 7.6 46 29.1 1.66 4

Sự quan tâm của gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với NCTĐTNN của giảng viên. Trong các yếu tố của nhóm gia đình thì đây là yếu tố có ý nghĩa nhất. Sau đó là các yếu tố: điều kiện kinh tế gia đình, thái độ của người thân đối với nghề dạy học, truyền thống gia đình.

Quan hệ đồng nghiệp

Như đã phân tích trong chương 1, quan hệ đồng nghiệp được xem xét theo hai chiều: chiều ngang là mối quan hệ giữa giảng viên với giảng viên; chiều dọc là mối quan hệ giữa giảng viên và cấp lãnh đạo.

Quan hệ giữa giảng viên với giảng viên

98.7% giảng viên cho rằng mối quan hệ với đồng nghiệp trong cơ quan ảnh hưởng nhiều đến thành công của họ trong công việc và sự đánh giá của đồng nghiệp có ảnh hưởng nhiều đến sự thành công của họ. Điều đó cho thấy, quan hệ đồng nghiệp trong cơ quan cũng tác động đáng kể đến CNTĐTNN của giảng, những mối quan hệ đồng nghiệp tốt sẽ tạo nên bầu không khí tập thể “dễ chịu”, tương trợ lẫn nhau cùng thực hiện nhiệm vụ dạy học

Quan hệ giữa giảng viên và cấp lãnh đạo trực tiếp (trưởng khoa)

Trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm đến người quản lý trực tiếp của giảng viên – trưởng khoa có ảnh hưởng như thế nào đến NCTĐTNN của giảng viên. Việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên sự đánh giá của giảng viên về một số yếu tố như: phong cách lãnh đạo, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của người quản lý.

Có 7.6% giảng viên cho rằng trưởng khoa đánh giá không công bằng về năng lực của họ, 15.8% cho rằng trưởng khoa đánh giá ít công bằng về năng lực của họ và 76.6% giảng viên cho rằng trưởng khoa đánh giá rất công bằng về năng lực của họ.

Có 59.5% giảng viên trẻ được nghiên cứu khẳng định trưởng khoa chỉ có ảnh hưởng một phần đến khả năng thành công của họ trong công việc và 39.2% giảng viên cho rằng trưởng khoa có ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công của họ trong công việc. Điều đó thấy rằng, trưởng khoa có ảnh hưởng ít nhiều đến các giảng viên trẻ, sự ảnh hưởng đó đối với từng cá nhân có thể khác nhau.

Bảng 2.15. Đánh giá của giảng viên trẻ về tác động của những yếu tố của trưởng khoa đối với tính tích cực của họ trong công việc

STT Yếu tố Tần số % ĐTB Thứ Hạng

1 Phong cách lãnh đạo 122 77.0 1.77 1 2 Năng lực quản lý giáo dục 98 62.0 1.62 3 3 Phẩm chất đạo đức 100 63.3 1.63 2 4 Trình độ chuyên môn 86 54.4 1.54 4 5 Tình cảm cá nhân 28 17.7 1.17 5

Kết quả khảo sát cho thấy, trong năm yếu tố trên thì yếu tố “phong cách lãnh đạo” được giảng viên trẻ đánh giá là yếu tố có tác động nhiều nhất đến NCTĐTNN của họ, có 77.7% giảng viên lựa chọn yếu tố này. Yếu tố tác động thứ hai là phẩm chất đạo đức của người quản lý, có 63.35 giảng viên lựa chọn yếu tố này. Yếu tố thứ ba là năng lực quản lý giáo dục của trưởng khoa, có 62%

giảng viên lựa chọn. Năng lực quản lý thể hiện trong việc nhìn nhận đánh giá năng lực của giảng viên, sắp xếp phân công công việc phù hợp với năng lực chuyên môn và nguyện vọng của giảng viên, chăm lo đời sống của giảng viên.

Xem xét sự lựa chọn của các giảng viên phân theo các tiêu chí giới tính, trình độ học vấn, thâm niên, trình độ ngoại ngữ thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm khách thể.

Các yếu tố xã hội khác

Các yếu tố xã hội bao gồm như xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chính sách của nhà nước, biến đổi kinh tế - xã hội, điều kiện làm việc… Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu tác động quá trình hội nhập và điều điện làm việc đối với NCTĐTNN đối với giảng viên trẻ.

Khảo sát về điều kiện làm việc tại trường của giảng viên trẻ, thu được kết quả như sau: có 60.76% giảng viên cho rằng điều kiện làm việc hiện nay tại trường của họ tương đối tốt và 29.11% giảng viên đánh giá rất tốt, chỉ có 10.13% đánh giá chưa tốt. Điều kiện làm việc đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thành công của họ trong công việc dạy học (85.0% giảng viên đồng ý). Họ nói rằng, được trang bị tốt về điều kiện vật chất, thiết bị ở trường học (máy chiếu, máy tính, kết nối mạng, phòng óc…) tốt thì chất lượng giảng dạy của họ sẽ tốt hơn. Họ nói rằng một cái máy chiếu với chất lượng thấp sẽ làm giảm khả năng tiếp thu bài của sinh viên, không có micro sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ nếu lớp học bố trí khá đông sinh viên.

Biểu đồ 2.2. Đánh giá của giảng viên trẻ về điều kiện làm việc tại trường

Tác động của quá trình hội nhập đến NCTĐTNN của giảng viên thể hiện trong bảng sau: Chưa tốt, 10.13% Tương đối tốt, 60.76% Rất tốt, 29.11%

Bảng 2.16. Tác động của quá trình hội nhập đến NCTĐTNN của GV trẻ

STT Nội dung ĐTB ĐLC

1 Hội nhập khu vực kích thích tôi có nhiều phương pháp mới trong chuyên môn

4.16 0.94 2 Tôi sẽ bị lạc hậu trong sự phát triển của khoa học kĩ thuật

nếu tôi không nỗ lực trong chuyên môn

4.10 0.99

3 Toàn cầu hóa kích thích tôi nỗ lực nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học

4.16 0.89 4 Hội nhập khu vực kích thích tôi phấn đấu để được học tập ở

nước ngoài

3.73 1.22

Có thể nói rằng, hội nhập khu vực tác động không nhỏ đến NCTĐTNN của giảng viên trẻ. Nó kích thích họ nỗ lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để có thể đáp ứng kịp nhu cầu học tập của bản thân và nhu cầu học hỏi của sinh viên. GV nhận thức rằng, nếu không có nhiều nỗ lực trong việc tiếp thu tri thức và công nghệ tiên tiến họ sẽ trở nên lạc hậu với chính bản thân mình, với đồng nghiệp, sinh viên cũng như yêu cầu của nghề nghiệp.

Như vậy có thể thấy, NCTĐTNN của giảng viên trẻ chịu sự tác động của cả yếu tố khách quan xã hội và cả yếu tố tâm lý chủ quan. Tuy nhiên mức độ tác động của các yếu tố là khác nhau. Trong đó các yếu tố tâm lý chủ quan có tác động mạnh mẽ hơn các yếu tố khách quan xã hội.

Một phần của tài liệu nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở một số trường đại học tại tp hcm (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)