8. Cấu trúc luận văn
2.2.3.2. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn có những giờ giảng đạt hiệu quả
Mong muốn có những giờ giảng đạt hiệu quả cao là nội dung được giảng viên trẻ quan tâm nhiều nhất với điểm trung bình là 4.62 ứng với mức cao. Có được một bài giảng đạt hiệu quả cao là mong muốn chính đáng của giảng viên. Mong muốn này được thể hiện qua các biểu hiện cụ thể như sau: trước hết các giảng viên mong muốn có các bài giảng được sinh viên yêu thích (98.8% giảng viên lựa chọn, ĐTB là 4.78, ứng với mức rất cao), sau đó là bản thân mỗi giảng viên đặt ra mục tiêu “có được bài giảng đạt hiệu quả cao” (có 93.8% giảng viên đồng ý, ĐTB là 4.74, ứng với mức độ rất cao). Giảng viên hiểu được mong muốn của bản thân và sau đó đặt mục tiêu đạt được, mục tiêu sẽ định hướng cho mỗi giảng viên hành động để đạt được mục tiêu của bản thân.
Để hoạt động thành công trong bất cứ ngành nghề nào không riêng gì giáo dục, người lao động đều cần phải hiểu mục tiêu, yêu cầu của nghề và đối
tượng phục vụ của nghề. Do đó, để thỏa mãn nhu cầu có được bài giảng đạt hiệu quả cao, giảng viên cần “hiểu rõ mục tiêu giáo dục và yêu cầu môn học” (có 92.55 giảng viên đồng ý, ĐTB là 4.62, ứng với mức rất cao), sau đó là “am hiểu đặc điểm tâm lý, khả năng, kiến thức của SV” (có 91.3% giảng viên đồng ý, ĐTB là 4.48, ứng với mức cao). Phương thức thỏa mãn nhu cầu bằng những hoạt động cụ thể “chuẩn bị chu đáo các nội dung bài học trước khi đến lớp”, “đào sâu và cập nhật những tri thức mới để truyền đạt cho sinh viên” và “chú trọng đến sự sáng tạo trong kĩ thuật thiết kế bài giảng” [Xem bảng 2.8]
Bảng 2.8. NCTĐTNN của giảng viên trẻ được thể hiện thông qua mong muốn có những giờ giảng đạt hiệu quả cao
NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn có những giờ giảng đạt hiệu quả cao
% đồng ý
ĐTB Thứ Hạng
Muốn các bài giảng được sinh viên yêu thích 98.8 4.78 1 Chú trọng đến việc chuẩn bị chu đáo các nội dung cần
giảng dạy trước khi đến lớp
95.1 4.78 1 Có được một bài giảng đạt hiệu quả cao là mục tiêu của
tôi
93.8 4.74 2
Hiểu rõ mục tiêu giáo dục và yêu cầu của môn học được phân công giảng dạy
92.5 4.62 3 Am hiểu đặc điểm tâm lý, khả năng, kiến thức của SV
góp phần không nhỏ vào thành công của bài dạy
91.3 4.48 4 Đào sâu và cập nhật tri thức mới để truyền đạt cho SV 97.5 4.55 5
Chú trọng đến sự sáng tạo trong kĩ thuật thiết kế bài giảng vì tôi nghĩ rằng nó có thể giúp tôi thực hiện bài giảng tốt nhất
85.1% 4.41 6
Xem xét tiểu nhóm nhu cầu này giữa các nhóm khách thể khác nhau, cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm giảng viên đã kết hôn và chưa kết hôn (p=0.02<0.05). Cụ thể là nhóm giảng viên đã kết hôn có ĐTB tiểu nhóm này cao hơn so với những giảng viên thuộc nhóm chưa kết hôn (ĐTB 1 = 4.63, ĐTB 2 = 4.56). Sự khác biệt trên còn thể hiện rõ trong nội dung “đào sâu và cập nhật những tri thức mới truyền đạt cho sinh viên” (p=0.04). Và tất cả các nội dung khác tuy không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê nhưng nhóm
những giảng viên đã kết hôn đều thể hiện sự quan tâm nhiều hơn nhóm giảng viên chưa kết hôn.
Có sự đồng nhất giữa các nhóm khách thể khác nhau về giới tính, trình độ chuyên môn, nơi đào tạo, thâm niên công tác, trình độ ngoại ngữ, trình trạng hôn nhân, chức vụ trong nhóm nhu cầu này (với p>0.05). [Xem phụ lục 3]
Tóm lại, trong hệ thống NCTĐTNN nghiên cứu, đây là tiểu nhóm nhu cầu được giảng viên quan tâm nhiều nhất. Đối với người làm công tác dạy học, mong muốn có được những giờ giảng đạt hiệu quả cao được giảng viên lưu tâm nhất. Có được những giờ giảng cao đó là kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc, sự khẳng định về mặt kiến thức và chuyên môn của mình, thông qua bài giảng đạt hiệu quả cao giảng viên truyền tải một cách hứng thú những kiến thức khoa học, thực tế đến cho sinh viên của mình. Nhu cầu này là mong muốn chính đáng và rất thống nhất của toàn bộ giảng viên trẻ khi xếp họ trong những nhóm khách thể với các tiêu chí khác nhau.
2.2.3.3. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn đóng góp cho sự phát triển của xã hội