NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn làm việc trong môi trường có tính

Một phần của tài liệu nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở một số trường đại học tại tp hcm (Trang 89 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3.5. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn làm việc trong môi trường có tính

trường có tính thi đua cao

Mong muốn được làm việc trong môi trường có tính chất thi được cao được giảng viên quan tâm thứ năm trong bảy tiểu nhóm nghiên cứu với ĐTB là 3.76. Trong bài nghiên cứu, chúng tôi quan tâm nhu cầu này ở 3 biểu hiện sau: xung phong soạn, dạy những môn mới, khó để có điều kiện đào sâu, mở rộng hiểu biết; phấn khởi khi hoàn thành những công việc có tính chất khó khăn; nỗ lực để đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi về nghiệp vụ sư phạm, NCKH. Nhu cầu này thể hiện rõ nét trong việc giảng viên cảm thấy phấn khởi khi hoàn thành những công việc có tính chất khó khăn (có 87.6% giảng viên đồng ý); có 62.6% giảng viên xung phong soạn những môn mới, khó để có điều kiện đào sâu và mở rộng hiểu biết; chỉ có 22.6% giảng viên nỗ lực để đạt giảng thưởng cao trong các cuộc thi về nghiệp vụ sư phạm. Khi phỏng vấn sâu các giảng viên trẻ về mong muốn làm việc trong môi trường có tính chất thi đua cao, họ cho rằng trong công tác dạy học, nhu cầu này không thể hiện rõ nét vì mỗi người có một chuyên môn riêng họ cố gắng đem lại những điều tốt nhất cho sinh viên, mỗi người là một phần riêng trong sự hợp nhất của một tổ chức, có thể sự thi đua thể hiện rõ nét hơn trong những phong trào khác ngoài công việc dạy học.

So sánh ĐTB nhu cầu được làm việc trong môi trường có tính chất thi đua cao, thu lại các kết quả như sau: [Phụ lục 3]

Nhu cầu này ở nam giảng viên cao hơn nữ giảng viên, tuy nhiên không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm khách thể này (p>0.05). Xem xét các nội dung cụ thể của tiểu nhóm này thấy rằng có sự khác biệt giữa nam và nữ giảng viên trong nội dung “luôn nỗ lực để đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi về nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học” (p=0.49<0.05). Nam giảng viên quan tâm đến nội dung này hơn nữ giảng viên. Điều này được giải thích như sau, giới nam thường thích mạo hiểm và cạnh tranh cao hơn giới nữ,

do đó nam giảng viên cũng thích thể hiện mình hơn trong các cuộc thi. Cũng có sự khác biệt ý nghĩa giảng nam và nữ giảng viên ở nội dung “cảm thấy phấn khởi khi hoàn thành công việc có tính chất khó khăn” (p=0.04). Trong đó, nữ giảng viên có ĐTB cao hơn giảng viên nam (ĐTB 1 = 4.6, ĐTB 2 = 4.5, cả hai ứng với mức độ cao). Điều này được giải thích bởi sự khác nhau về đặc điểm tâm lý, nữ giới thường biểu hiện cảm xúc nhiều hơn nam giới.

Không có sự khác biệt ý nghĩa về ĐTB giữa những giảng viên trẻ đã kết hôn và độc thân trong nhu cầu được làm việc trong môi trường có tính chất thi đua (ĐTB của giảng viên đã kết hôn là 3.74 và ĐTB của giảng viên độc thân là 3,80).

Không có sự khác biệt ý nghĩa giữa những giảng viên có chức vụ là quản lý và những giảng viên trẻ không kiêm nhiệm chức vụ quản lý, tuy nhiên ĐTB của giảng viên trẻ không làm công tác quản lý cao hơn so giảng viên trẻ có chức vụ quản lý (ĐTB 1 = 3.78, ĐTB 2 = 3.63, cả hai đều ứng với mức độ khá cao). Tuy nhiên xem xét các nội dung cụ thể của tiểu nhóm nhu cầu này, thấy có một sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm khách thể này trong nội dung “luôn nỗ lực để đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi về nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học” (p=0.01<0.05). Cụ thể, nhu cầu này ở giảng viên chỉ làm công tác dạy học cao hơn giảng viên làm kiêm nhiệm hai công tác (ĐTB của giảng viên làm công tác dạy học là 2.98, ĐTB của giảng viên làm kiêm nhiệm hai công tác là 2.50, cả hai đều ứng với mức độ trung bình). Có thể nói rằng đây là một nội dung giảng viên chỉ đánh giá ở mức trung bình trong hệ thống nhu cầu của họ. Phỏng vấn những giảng viên làm kiêm nhiệm hai công tác về yếu tố này, họ nói rằng họ có ít thời gian dành cho vấn đề này, thời gian của họ tập trung cho việc giảng dạy và các công tác quản lý khác, thường là khuyến khích các giảng viên chỉ giảng dạy tham gia, tuy nhiên mức độ quan tâm của giảng viên cũng chỉ tương đối.

Những giảng viên được đào tạo ở các cơ sở trong nước quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn những giảng viên đi học từ các nước ngoài. Tuy nhiên không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa giữa hai nhóm giảng viên này (p=0.07>0.05).

Các yếu tố so sánh khác như thâm niên công tác, trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của giảng viên cũng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê.

Tóm lại chúng ta thấy rằng, mong muốn được làm việc trong môi trường có tính chất thi đua cao chưa được thể hiện rõ nét trong môi trường giáo dục. Trong môi trường giáo dục bản thân mỗi giảng viên có trách nhiệm riêng, là một phần tử trong một tập hợp thống nhất tương trợ với nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ chung.

2.2.3.6. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn có được một vị trí cao trong tập thể sư phạm

Một phần của tài liệu nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở một số trường đại học tại tp hcm (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)