8. Cấu trúc luận văn
1.2.1.6. Nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp
Dựa trên việc phân tích khái niệm NC, thành đạt, thành đạt nghề nghiệp, NCTĐ chúng tôi đưa ra khái niệm về NCTĐ trong nghề nghiệp như sau:
NCTĐTNN là mong muốn của cá nhân nhằm hoàn thành các mục tiêu do cá nhân, tập thể đặt ra trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, các mục tiêu này phải có giá trị cá nhân và xã hội.
Cũng giống như tất cả các loại NC, NCTĐTNN cũng có tất cả các đặc điểm của NC và không thể tách rời NC và hoạt động. Mỗi loại nghề nghiệp khác nhau, NCTĐ trong nghề nghiệp đó có biểu hiện khác nhau. Điểm chung cho tất các các hoạt động nghề nghiệp là: những mục tiêu về chuyên môn, quan hệ nghề nghiệp, những đóng góp cho xã hội từ nghề nghiệp, địa vị xã hội…
b) Vai trò của nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp
NCTĐTNN có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống mỗi con người nói chung và hoạt động nghề nghiệp nói riêng. Nó thúc đẩy tính tích cực hoạt động trong mỗi con người. Tác giả Murray [25] đã chỉ ra rằng người có NCTĐTNN cao luôn tìm đến những công việc khó khăn, đầy thử thách, muốn đạt sự thành thạo trong công việc và luôn tìm cách hoàn thành mục tiêu đề ra.
McCleland cũng chỉ ra rằng người có NCTĐTNN cao luôn mong muốn thành công, hoàn thiện kĩ năng làm việc, cạnh tranh với người xung quanh, luôn muốn vượt qua thử thách để hoàn thành những công việc được giao. NCTĐTNN gắn liền với mức độ khát vọng. Nó là điểm tựa là chổ dựa cho việc hoàn thành mục đích, nền móng vững chắc để vượt qua mọi trở ngại, giúp con người không chỉ muốn giải quyết nhiệm vụ đặt ra mà còn muốn hoàn thành nó một cách tốt nhất, hiệu quả nhất [54]
Như vậy, NCTĐTNN là động lực thúc đẩy tính tích cực của cá nhân nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ cá nhân và xã hội đặt ra.
1.2.2. Một số vấn đề về NCTĐ nghề nghiệp của GV trẻ 1.2.2.1. Vài nét về GV trẻ (cán bộ giảng dạy)