8. Cấu trúc luận văn
2.2.3.7. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
đồng nghiệp
Mong muốn có được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũng là yếu tố được các giảng viên trẻ rất quan tâm, xếp hạng thứ 4/7 các nội dung được nghiên cứu (ĐTB là 4.04, ứng với mức độ khá cao). Nó được thể hiện qua các đánh giá sau:
Có 90% giảng viên thừa nhận rằng “tôi thật sự mong muốn tạo được mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp”(ĐTB là 4.55, ứng với mức cao, điểm tối đa là 5.0). Ở đây hiểu mong muốn tạo dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp theo hai hướng. Thứ nhất, họ mong muốn có mối quan hệ thân thiện với các đồng nghiệp đi trước vì họ có thể học hỏi kinh nghiệm. Thứ hai, họ quan tâm đến việc tạo dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp khác vì bản thân muốn góp phần xây dựng bầu không khí làm việc thân thiện để đạt hiệu quả cao trong công việc dạy học. Trong thực tế những môi trường làm việc nào có bầu không khí tâm lý thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau, không có sự ganh ghét, đố kị thì hiệu quả công việc của tập thể đó sẽ cao, mỗi người góp phần vào sự phát triển của nhau và cùng thực hiện chung nhiệm vụ.
Bên cạnh mong muốn tạo dựng mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp, giảng viên trẻ còn mong muốn được đồng nghiệp tín nhiệm, họ cho rằng “được đồng nghiệp tín nhiệm là sự thành công trong nghề” (78.7% giảng viên đồng ý, ĐTB là 4.05, ứng với mức độ khá cao). Điều này có thể được giải thích bởi nhu cầu tự khẳng định của giảng viên rất cao.
Hơn 80% giảng viên trẻ cảm thấy vui khi được đồng nghiệp chia sẻ về kiến thức chuyên môn. Có thể giải thích lí do của nội dung này như sau: khi một giảng viên được một đồng nghiệp chia sẻ về một vấn đề chuyên môn thể hiện sự tín nhiệm của đồng nghiệp đối với bản thân giảng viên, sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau hoặc đơn giản chỉ là sự quý mến lẫn nhau. Được người khác quan tâm đó là một vinh dự, tất cả mọi người đều mong muốn điều này.
Để tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt, 91.3% giảng viên cho rằng họ “tận tình giúp đỡ những đồng nghiệp mới vào nghề”, đây không chỉ thể hiện
tình cảm của các đồng nghiệp với nhau mà còn thể hiện sự kế thừa trong sự nghiệp giáo dục, những giảng viên có nhiều kinh nghiệm góp phần giúp giảng viên ít kinh nghiệm được học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cũng như kiến thức.
Phân tích kĩ hơn về mối tương quan giữa NCTĐTNN thể hiện thông quan mong muốn có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cùng mới một số tiêu chí khác cho thấy:
NCTĐTNN thể hiện thông quan mong muốn có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp được giảng viên trẻ đánh giá một cách thống nhất không phụ thuộc trình trạng hôn nhân, thâm niên, trình độ học vấn, nơi được đào tạo, chức vụ, trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên nhu cầu này lại phụ thuộc vào biến số giới tính. Nam giảng viên thể hiện nhu cầu này cao hơn nữ giảng viên (ĐTB là 4,20 và 4.17). [Phụ lục3.1]
Tóm lại, trong các nội dung thể hiện NCTĐTNN của giảng viên trẻ, NCTĐTNN thể hiện quan mong muốn có được bài giảng đạt hiệu quả cao được giảng viên trẻ đánh giá cao nhất. Vị trí thứ hai là thuộc về mong muốn đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Vị trí thứ ba là mong muốn được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Mong muốn có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp được giảng viên trẻ quan tâm ở vị trí thư tư. Sau đó là mong muốn được làm việc trong môi trường có tính chất thi đua cao, mong muốn đảm bảo thu nhập và nâng cao cuộc sống, cuối cùng là mong muốn có được vị trí cao trong tập thể. Có thể nói thấy rằng, những mong muốn về tiền bạc và chức vụ không được giảng viên trẻ quan tâm hàng đầu. Trong giai đoạn đầu của hoạt động nghề nghiệp, giảng viên trẻ mong muốn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, có được hiệu quả bài giảng cao mới chính là mục tiêu của đông đảo giảng viên trẻ.