Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở một số trường đại học tại tp hcm (Trang 96 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.4.1. Yếu tố chủ quan

Sự say mê, hứng thú nghề nghiệp

Đây là yếu tố giảng viên trẻ đánh giá ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thành công của họ trong nghề nghiệp. Có 78.5% giảng viên khẳng định họ đang “hứng thú và say mê với công việc đang làm”. Sự say mê, hứng thú với nghề nghiệp có tác động rõ nét đến NCTĐTNN của giảng viên trẻ. Đặc biệt, hứng thú nghề nghiệp có tác động rõ nét đến mức độ thỏa mãn với công việc hiện nay của giảng viên trẻ (p<0.05). Những giảng viên trẻ có hứng thú say mê nghề nghiệp cao thì mức độ thỏa mãn với công việc hiện tại cao.

Để tìm hiểu hơn ảnh hưởng của sự “say mê, hứng thú với nghề” chúng tôi tìm hiểu động cơ gắn bó với nghề, kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.12:

Bảng 2.12. Lí do GV gắn bó với công việc dạy học

Lí do N % Thứ

Hạng

1. Tôi nghĩ đây là nghề cao quý 92 58.2 1 2. Đây là ước mơ của tôi 88 55.7 2 3. Nghề này được xã hội coi trọng 68 43.0 3 4. Nghề này giúp tôi có một cuộc sống tương đối ổn định 56 35.4 4 5. Tôi tiếp tục thực hiện truyền thống gia đình 16 10.1 6 6. Tôi đi du học, tôi muốn đem kiến thức của mình đến

cho sinh viên, phục vụ cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà

40 25.2 5

7. Nghề này không sợ thất nghiệp 14 8.9 7 8. Đây chỉ là sự ngẫu nhiên, tôi đang muốn thay đổi công

việc khác 8 5.1 8

9. Nghề này phù hợp với tính cách của tôi 8 5.1 8

Có 58.2% giảng viên cho rằng họ gắn bó với nghề dạy học vì họ nghĩ rằng đây là nghề cao quý, 55.7% giảng viên nói rằng được dạy học, làm công tác giáo dục sinh viên chính là ước mơ của họ, 43.0% giảng viên cho rằng họ chọn nghề dạy học vì đây là nghề được xã hội coi trọng, một số giảng viên đi học tại các nước tiên tiến trên thế giới (25.2%) nên họ muốn đem những điều mình học được truyền đạt cho sinh viên và góp phần nhỏ vào sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Ngoài ra, một số giảng viên trẻ nói rằng họ gắn bó với công việc dạy học vì họ yêu sinh viên và mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên của mình, dạy học là một cơ hội để họ trau dồi những kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên có 5.1% giảng viên cho rằng họ gắn bó với nghề dạy học vì một lí do ngẫu nhiên nào đó và bản thân họ đang muốn tìm kiếm một công việc khác. Mặc dù vậy, ta thấy rằng, những người gắn bó với công việc dạy học đều có nhận thức sâu sắc về nghề dạy học, họ đến với nghề bằng nhận

thức sâu sắc về ý nghĩa của công việc và niềm tin vào lý tưởng của bản thân. Do đó mà họ có sự say mê hứng thú với nghề và họ nghĩ rằng đây là một yếu tố góp phần to lớn vào thành công của họ trong nghề nghiệp.

Năng lực chuyên môn

Cũng như yếu tố “hứng thú nghề nghiệp”, yếu tố “năng lực chuyên môn” có tác động đến NCTĐTNN của giảng viên. Thiết nghĩ, năng lực chuyên môn sẽ là yếu tố quan trọng để đánh giá một con người có thể đạt kết quả cao trong hoạt động nghề nghiệp hay không. Năng lực chuyên môn của mỗi người không phải là một hằng số mà nó là một biến số, nó được bồi dưỡng nâng cao bằng chính sự nỗ lực của cá nhân. Việc đánh giá toàn diện năng lực của một người không phải đơn giản. Tuy nhiên, sự đánh giá cao hay thấp của cá nhân về năng lực của bản thân sẽ ảnh hưởng đến sự thành công ít hay nhiều của cá nhân đó trong nghề nghiệp.

Phần lớn giảng viên đều đánh giá cao năng lực chuyên môn của họ, có 79.2% cho rằng họ “có khả năng truyền thụ kiến thức, sinh viên rất thích” và 81% giảng viên trẻ cho rằng họ có thể lên kế hoạch cho một chương trình giảng dạy tối ưu. [Bảng 2.13]

Bảng 2.13. Ảnh hưởng của yếu tố năng lực chuyên môn

STT Năng lực chuyên môn ĐTB %

1 Có khả năng truyền thụ kiến thức, sinh viên rất thích 3.99 79.2 2 Có thể lên kế hoạch một chương trình giảng dạy tối ưu 4.04 81.0

Sự nỗ lực trong công việc

Là yếu tố ảnh hưởng xếp hạng thứ ba trong hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến NCTĐNN của giảng viên trẻ. Có sự nỗ lực ý chí sẽ giúp giảng viên vượt qua những khó khăn trong thực tế để hoàn thành các nhiệm vụ trong công việc. 84.2% giảng viên đồng ý rằng họ xác định rõ các mục tiêu của mình cần đạt trong công việc dạy học và tích cực phấn đấu để đạt nó và 93,1% giảng viên cho rằng họ luôn luôn nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu của mình. Xem xét

mức độ tác động của nỗ lực trong công việc đến NCTĐTNN cho thấy có mối tương quan tuyến tính giữa hai yếu tố này. Có nghĩa là những giảng viên có sự nỗ lực ý chí cao trong công việc dạy học thì NCTĐTNN cũng cao và ngược lại những giảng viên có sự nỗ lực ý chí trong công việc thấp thì NCTĐNN cũng thấp.

Niềm tin đối với công việc

Như đã phân tích niềm tin là sự hòa quyện hữu cơ giữa nhận thức, tình cảm, ý chí, nó thúc đẩy con người hành động phù hợp với các loại chuẩn mực xã hội, nó gắn liền với hành vi và kích thích con người hành động trong những tình huống cụ thể. Nếu con người con hoài nghi về công việc mình làm, không có niềm tin và hi vọng vào nó thì khó có thể thành công được. Khảo sát thực tế cho thấy có 83.5% giảng viên đồng ý rằng “để thành công trong công việc cần có niềm tin vào nó”, tuy nhiên vẫn có 5.0% giảng viên không đồng ý với nội dung này.

Sự phù hợp giữa nghề và tính cách

Sự phù hợp giữa tính cách với nghề cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong nghề nghiệp của giảng viên, phần lớn giảng viên đồng ý rằng “nghề nghiệp không phù hợp với tính cách thì khó có thể thành công được” với điểm trung bình của nội dung này là 3.97. Có 84.2% giảng viên cũng không đồng ý với nội dung “tôi chưa thành công trong nghề dạy học vì tính cách của tôi không phù hợp với công việc này” (ĐTB là 1.64), 10.1% giảng viên lưỡng lự, 5.7% giảng viên đồng ý với nội dung này. Xem xét 5.7% giảng viên, chúng tôi thấy rằng họ rơi vào nhóm giảng viên có NCTĐTNN trung bình.

Một phần của tài liệu nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở một số trường đại học tại tp hcm (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)