Quan niệm về sự TĐTNN của giảng viên trẻ

Một phần của tài liệu nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở một số trường đại học tại tp hcm (Trang 70 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Quan niệm về sự TĐTNN của giảng viên trẻ

Để tìm hiểu quan niệm của GV trẻ về sự TĐTNN, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 20 GV đang giảng dạy tại các trường đại học ở TP.HCM. Trong lần khảo sát thử, các GV trả lời câu hỏi “theo thầy cô, GV thành công trong công việc giảng dạy của mình là người như thế nào?”. Những ý kiến được GV đề cập nhiều nhất được sử dụng trong lần khảo sát chính thức.

Quan niệm về sự TĐTNN của GV trẻ được thể hiện chi tiết trong bảng 2.5 theo thứ tự từ cao xuống thấp:

Bảng 2.5. Quan niệm của GV về sự thành đạt trong nghề nghiệp

Nội dung

(Tổng = 161) N Đồng % ý

Thứ hạng

1. Được đồng nghiệp tôn trọng, sinh viên yêu mến 131 81,4 1

2. Được đánh giá cao về năng lực chuyên môn và năng

lực dạy học 119 73.9 2 3. Biết tiếp cận, tiếp thu những kiến thức mới trong lĩnh

vực chuyên môn 113 70,2 3 4. Có nhiều sáng tạo trong chế biến bài học 93 57,7 4

5. Là người có trình độ chuyên môn cao 84 52,2 5

6. Có kiến thức rộng liên ngành 78 48,4 6

7. Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị

thực tiễn xã hội 77 47.8 7 8. Có uy tín trong ngành 76 47,2 8

9. Có sự đóng góp nhất định cho sự phát triển chung của

nền giáo dục nước nhà. 69 42,8 9 10.Kiếm được nhiều thu nhập từ công việc dạy học,

nghiên cứu khoa học 43 26.7 10 11.Hoàn thành vượt mức các mục tiêu khác đặt ra trong

công việc 24 14,9 11

Kết quả khảo sát quan niệm của GV về sự TĐTNN cho thấy, trong 12 nội dung phản ánh quan niệm về sự TĐTNN có 5 nội dung được 50% số người lựa chọn. Đó là các nội dung “được đồng nghiệp tôn trọng, sinh viên yêu mến”, “được đánh giá cao về năng lực chuyên môn và năng lực dạy học”, “biết tiếp cận, tiếp thu những tri thức mới trong lĩnh vực chuyên môn”, “có nhiều sáng tạo trong chế biến bài học”, “là người có trình độ chuyên môn cao”. Các nội dung còn lại có dưới 50% GV chọn lựa, trong đó thấp nhất là nội dung “có một chức vụ nhất định trong bộ môn, khoa, trường” chỉ có 20 GV đồng ý chiếm 12.4%.

Nội dung được GV quan tâm nhiều nhất là “được đồng nghiệp tôn trọng, sinh viên yêu mến”, có 81.4% GV đồng ý với nội dung này. Có thể giải thích tại sao GV lại coi trọng và đề cao nội dung này bằng việc xem xét mối quan hệ giữa tính cá nhân và tính cộng đồng của người Việt Nam. Các tác giả Đỗ Long, Phan Thị Mai Hương [40] khẳng định rằng dù muốn hay không muốn đặc điểm tính cách của người Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi tính cộng đồng, suy nghĩ và hành động của các cá nhân vẫn chưa thể tách rời khỏi cộng đồng dù xã hội hiện nay đã có những biến đổi sâu sắc. Có 98.7% GV cho rằng mối quan hệ với các đồng nghiệp trong cơ quan có ảnh hưởng đến khả năng thành công của họ trong công việc dạy học. Hầu như toàn bộ GV cho rằng sự đánh giá của sinh viên ít nhiều đều ảnh hưởng đến họ. Do vậy, được mọi người xung quanh (sinh viên và đồng nghiệp) tôn trọng và yêu mến thể hiện việc đề cao những giá trị mà cộng đồng coi trọng, nó mang ý nghĩa lớn lao, tạo động lực trong công việc và rất nhiều người muốn đạt nó. Tuy nhiên có sự khác nhau trong nhóm khách thể nam và nữ (sig<0.05), có 77,5% GV nam đồng ý với nội dung này, trong khi đó có 83.9% GV nữ đồng ý với nội dung này. Sự khác nhau trên có thể giải thích bởi sự khác nhau về đặc điểm tâm lý, so với nam giới bao giờ nữ giới cũng có tâm lý nhẹ nhàng, có lối sống khép kín và bị ảnh hưởng bởi tính cộng đồng nhiều hơn. Tóm lại, dù có sự khác nhau giữa nam và nữ GV về quan niệm

này nhưng “được đồng nghiệp tôn trọng, sinh viên yêu mến” vẫn là tiêu chuẩn đầu tiên của sự TĐTNN.

Nội dung người GV thành đạt phải là người “được đánh giá cao về năng lực chuyên môn và năng lực dạy học” là nội dung thứ hai mà hầu hết các GV đều rất quan tâm (73.9%). Mối tương tác giữa cá nhân với cá nhân trong công việc được thể hiện trong hai mối quan hệ: GV và GV (quan hệ đồng nghiệp), GV và cấp quản lý (quan hệ cấp trên và cấp dưới). Cả hai mối quan hệ tương tác này có ý nghĩa quan trong đối với chất lượng công việc của GV. Sự đánh giá của cấp lãnh đạo, đồng nghiệp ảnh hưởng rất lớn đối với tính tích cực hoạt động của GV. Khi so sánh sự khác nhau về giới tính, bằng cấp, trình độ chuyên môn, trình trạng hôn nhân, thâm niên công tác, chức vụ hiện tại, trình độ ngoại ngữ, chúng tôi thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm khách thể này. Điều đó cho phép chúng tôi suy luận rằng mong muốn được đánh giá cao về trình độ chuyên môn và năng lực dạy học là mong muốn của tất cả các GV không phân biệt giới tính, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác… Bản thân GV tích cực hoạt động nghề nghiệp và luôn mong muốn được người khác nhìn nhận và đánh giá cao về bản thân họ. Chúng tôi cũng khảo sát được rằng có 93.7% GV cho rằng họ được cấp quản lý trực tiếp (trưởng khoa) đánh giá công bằng về năng lực bản thân.

Nội dung “biết tiếp cận, tiếp thu những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn” xếp hạng thứ 3 trong 12 yếu tố, có 70,2% GV lựa chọn yếu tố này. Nghề dạy học là nghề dạy tri thức, tri thức luôn phát triển cùng với sự phát triển khoa học công nghệ và sự biến đổi sâu sắc của xã hội hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, mỗi GV cần phải tiếp cách tiếp cận tiếp thu những kiến thức mới, những phát minh trong lĩnh vực khoa học để truyền đạt cho sinh viên. Đây còn là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi GV, nó giúp cho GV có thể “tự làm mới mình mỗi ngày” nhằm làm thỏa mãn nhu cầu tự học và tự bồi dưỡng của cá nhân. Ở nội dung này có sự khác biệt ý nghĩa giữa các

GV đã kết hôn và độc thân (sig=0.02<0.05), cụ thể là có 74,2% GV đã kết hôn đồng ý với nội dung này và có 65.6% GV độc thân đồng ý với nội dung này.

Nội dung “có nhiều sáng tạo trong chế biến bài học” được xếp hạng 4 trong các yếu tố nghiên cứu, có 57.7% GV chọn lựa. Cùng với sự làm mới mình về mặt tri thức, GV cũng cần có nhiều sự sáng tạo trong việc chế biến bài học để truyền đạt cho sinh viên. GV có nhiệm vụ chế biến những tri thức khoa học có phần “cứng” và khô trở nên “dễ hiểu”, sinh động đối với sinh viên. Để làm được điều đó, GV cần làm việc độc lập với tinh thần sáng tạo cao. GV nữ đánh giá cao hơn nam GV ở nội dung này, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (sig=0.01<0.05). Những GV đang giữ các chức vụ quản lý đánh giá thấp hơn những GV chỉ làm công tác giảng dạy (54.1 và 58.8). Khi chúng tôi phỏng vấn một số GV lý do tại sao họ chỉ làm công tác dạy học mà không làm công tác quản lý bộ môn hay khoa, họ nói rằng họ muốn tập trung thời gian và công sức của mình để đào sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng sư phạm để làm sao đó họ có thể mang kiến thức phục vụ cho sinh viên tốt nhất. Điều đó có thể lý giải tại sao, chỉ những GV không kiêm nhiệm công tác quản lý chú ý với nội dung này nhiều hơn.

Nội dung được xếp hạng thứ 5 là “có trình độ chuyên môn cao” với 52.2% GV đồng ý. Trình độ chuyên môn chính là nội dung và cũng là yêu cầu của bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, đặc biệt là nghề dạy học, người dạy học sử dụng trình độ chuyên môn và nhân cách của mình để thực hiện nhiệm vụ của nghề. Nếu không có trình độ chuyên môn, GV không thể thực hiện nhiệm vụ truyền đạt tri thức của mình. Trong nội dung này không có sự khác biệt ý nghĩa nào khi so sánh các nhóm khách thể. Vì vậy có thể nói rằng GV đã lựa chọn yếu tố “trình độ chuyên môn cao” để xem xét người GV đó có thành đạt trong nghề của mình hay không.

Nội dung “kiếm được nhiều tiền từ công việc dạy học và nghiên cứu khoa học” xếp hạng 10 trong 12 nội dung được nghiên cứu cụ thể là có 26.7% GV lựa chọn nội dung này. Có nhiều sự khác biệt ý nghĩa khi so sánh các nhóm

khách thể về nội dung này. Những GV tốt nghiệp từ các trường đại học trong nước đồng ý nội dung này nhiều hơn những GV đi du học nước ngoài về (29.4% và 15.6%). Điều này được giải thích như sau: những GV có điều kiện đi học tập ở nước ngoài học ít chú trọng đến việc kiếm nhiều tiền từ công việc dạy học, thực chất có 43.8 % GV đi học nước ngoài về nói rằng lí do họ thực sự gắn bó với công việc dạy học hiện nay là “muốn đem kiến thức của mình đến cho sinh viên, phục vụ cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà”. Ngoài ra, GV nữ đồng ý nội dung này nhiều hơn GV nam, có 29.9% GV nữ đồng ý trong khi đó tỉ lệ này ở GV nam là 22.5%. Khi tìm hiểu các lí do mà GV gắn bó nghề dạy học, chúng tôi nhận ra có sự khác biệt giữa khách thể nam và nữ. Có 59.7% nam GV gắn bó với công việc dạy học vì họ cho rằng đây là nghề cao quý, trong khi đó tỉ lệ này ở nữ là 42.5%. Về nội dung gắn bó với nghề dạy học vì lí do đây là nghề được xã hội coi trọng, tỉ lệ chọn lựa của nam GV là 59.2%, tỉ lệ chọn lựa của GV nữ chỉ có 55.1%. Đó là những lí do có thể giải thích tại sao GV nữ lại chú trọng việc kiếm tiền từ công việc dạy học hơn nam GV.

Nội dung “hoàn thành vượt mức các mục tiêu khác đề ra trong công việc (chủ nhiệm lớp, hoạt động cộng đồng, đoàn thể xã hội)” được GV đánh giá thấp, xếp hạng thứ 11 với 14,9% GV đồng ý với nội dung này. Trong chương 1 chúng tôi đã phân tích khái niệm thành đạt là hoàn thành mục tiêu đề ra và được xã hội thừa nhận và đánh giá. Tuy nhiên trong hệ thống có nhiều nội dung khác mang ý nghĩa xã hội hoặc cá nhân nên GV ít chú trọng đến nội dung này.

Nội dung “có một chức vụ nhất định trong bộ môn, khoa, trường” được GV đánh giá thấp nhất trong 12 nội dung nghiên cứu chỉ có 12,4% GV lựa chọn nội dung này.

Như vậy, quan niệm về sự TĐTNN của GV trẻ chính là: được đồng nghiệp tôn trọng, sinh viên yêu mến; được đánh giá cao về năng lực chuyên môn và năng lực dạy học; biết tiếp cận, tiếp thu những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn; có nhiều sáng tạo trong dạy học; có những đóng góp cho sự phát triển xã hội…

Nếu phân chia các yếu tố trên thành hai nhóm: những nội dung thành đạt liên quan đến vấn đề định hướng xã hội và các mối quan hệ xã hội; những nội dung thành đạt biểu hiện những giá trị mang tính cá nhân (hoàn thành mục tiêu, kiếm tiền từ hoạt động nghề, trình độ chuyên môn hiểu biết) thì thấy rằng những nội dung ở nhóm 1 được GV đánh giá cao hơn so với những nội dung nhóm hai. Sự khác nhau đó được biểu hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 1: So sánh nội dung NCTĐTNN theo nhóm

Những nội dung mang tính chất tổng quát dễ được xã hội chấp nhận thường được các khách thể lựa chọn một cách thống nhất, những nội dung có tính chất cụ thể, cá nhân thường ít được khách thể chú ý. Điều đó thể hiện các giá trị tập thể đã ăn sâu vào trong tiềm thức và ý thức hệ của người Việt Nam.

Một phần của tài liệu nhu cầu thành đạt trong nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở một số trường đại học tại tp hcm (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)