8. Cấu trúc luận văn
2.2.3.3. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn đóng góp cho sự phát triển của xã
Nhu cầu này được xếp hạng hai trong các tiểu nhóm nhu cầu nghiên cứu, sau nhu cầu có được giờ dạy được hiệu quả cao (điểm trung bình là 4.32, tương ứng với mức khá cao, trong khi điểm tối đa là 5). Có 85.1% giảng viên đồng ý rắng họ “chú ý đến ý nghĩa xã hội các công việc đang làm” với điểm trung bình là 4.17. Cụ thể của việc chú trọng đến ý nghĩa xã hội các công việc đang làm được biểu hiện trong các nội dung sau đây, nó bao gồm mong muốn đóng góp cho sinh viên và đồng nghiệp, cộng đồng.
Đóng góp cho sự phát triển của sinh viên được thể hiện trong bảng 2.9. Có 93.8% giảng viên trẻ có mong muốn đem đến cho sinh viên những kiến thức thực tiễn để SV có thể ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống hiện tại và công việc sau này của bản thân. Hầu hết giảng viên đồng ý rằng “chia sẻ cho SV những kiến thức khoa học là trách nhiệm của bản thân”. Điều này thể hiện trách lương tâm và đạo đức nghề nghiệp của giảng viên.
Nhiệm vụ dạy kiến thức khoa học cũng quan trọng như việc dạy cách sống cho sinh viên, đây là hai nhiệm vụ không thể thiếu được trong công tác của giảng viên trẻ. Có 87.5% giảng viên đồng ý với nội dung “Dạy cách sống quan trọng như việc truyền đạt kiến thức khoa học cho SV”. Chính vì vậy mà, ngoài việc đem đến cho sinh viên những kiến thức khoa học và thực tiễn giảng viên trẻ còn mong muốn đem đến cho sinh viên của mình những giá trị sống, giá trị đạo đức để góp phần vào nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua bài giảng của mình (95.1% giảng viên trẻ đồng ý).
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên mang lại những điều tốt nhất cho sinh viên luôn “tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên phát huy vai trò chủ động trong học tập” (98.8% giảng viên đồng ý). Đồng thời họ luôn luôn ý thức rèn luyện đạo đức lối sống của mình làm tấm gương giáo dục sinh viên (95.15%). Bởi phẩm chất đạo đức, lối sống của giảng viên là một trong những công cụ để giảng viên giáo dục nhân cách sinh viên. Giảng viên không thể thao thao bất tuyệt nói về các giá trị đạo đức, giá trị sống cho sinh viên mà bản thân họ lại không thể thực hiện những giá trị đạo đức, giá trị sống đó. [Xem bảng 2.9]
Bảng 2.9. Mong muốn đóng góp cho sinh viên của giảng viên trẻ
STT Nội dung % Đồng ý ĐTB Thứ Hạng
1 Mong muốn những kiến thức truyền đạt trên lớp giúp cho SV có thể ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống và công việc
93.8 4.76 1
2 Chia sẻ cho SV những kiến thức khoa học là
trách nhiệm của bản thân 96.3 4.63 2 3 Thông qua bài học, muốn đem những giá trị
đạo đức, giá trị sống đến cho SV 95.1 4.58 3 4 Tạo điều kiện tốt nhất cho SV phát huy vai
trò chủ động trong học tập 98.8 4.54 4 5 Dạy cách sống quan trọng như việc truyền
đạt kiến thức khoa học cho SV 87.5 4.30 5 6 Rèn luyện đạo đức, lối sống của bản thân
góp phần rất quan trọng vào nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho SV
Đóng góp cho đồng nghiệp, cho xã hội
Với tư cách là người dạy học, giảng viên trẻ (83.8%)“mong muốn góp sức xây dựng một thế hệ mới’’. Đây là một ý nghĩ có ý nghĩa xã hội thật lớn lao, nó thể hiện sự nhận thức đúng đắn của những người làm công việc dạy học và đồng thời cũng thể hiện được lý tưởng của giảng viên.
Với tư cách là một người nghiên cứu khoa học giảng viên luôn phấn đấu trong những công trình nghiên cứu để mang lại những kiến thức có giá trị thực tiễn, có ích cho những đối tượng hữu quan (có 77.5% giảng viên trẻ đồng ý) thông qua việc “báo cáo trong những hội nghị, hội thảo chuyên ngành các đề tài, vấn đề chuyên môn quan tâm”. Đây cũng là cách để giảng viên trẻ áp dụng những tri thức mình đã học vào thực tiễn. Đây là mong muốn hoàn toàn chính đáng.
Có sự đồng nhất giữa các nhóm khách thể theo các tiêu chí giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình trạng hôn nhân, thâm niên công tác, nơi được đào tạo trong việc thể hiện mong muốn đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên có sự khác biệt ý nghĩa giữa những giảng viên trẻ làm công tác giảng dạy và những giảng viên trẻ làm kiêm nhiệm hai công tác. Giảng viên trẻ làm chỉ làm công tác giảng dạy thể hiện nhu cầu muốn đóng góp cho sự phát triển xã hội cao hơn (ĐTB là 4.30) những giảng viên làm công tác dạy học và quản lý (ĐTB là 4.22) [Xem phụ lục 3]
NCTĐTNN thể hiện thông qua mong muốn đóng góp cho sự phát triển của xã hội được giảng viên trẻ quan tâm thứ hai trong các tiểu nhóm NCTĐTNN được nghiên cứu. Hầu hết các giảng viên trẻ đều đồng nhất với nhau trong việc thể hiện nhu cầu này. Những giảng viên trẻ gắn bó với công tác dạy học vì họ đã xác định được những ý nghĩa xã hội lớn lao của công việc, họ thích dạy học, thích mang kiến thức của mình phục vụ cho sinh viên, cộng đồng thông qua đó họ góp sức của mình vào sự phát triển của xã hội.