8. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Thực trạng NCTĐTNN của GV trẻ thông qua các nội dung cụ thể
Trong chương 1 đã phân tích, NCTĐTNN của GV biểu hiện thông qua 7 tiểu nhóm nhu cầu khác nhau. Các nội dung được lồng ghép trong 45 mệnh đề thể hiện trong câu hai của phần hai trong bảng khảo sát chính thức. Kết quả
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Được đồng nghiệp tôn trọng, sinh viên yêu mến Được đánh giá cao về năng lực chuyên môn và năng lực dạy học Sáng tạo trong chế biến tài liệu
học tập Có kiến thức rộng liên ngành Kiếm được nhiều tiền từ hoạt đồng nghề Hoàn thành vượt mức các mục tiêu khác đề ra trong công việc % %
khảo sát được thể hiện trong bảng 2.6. Nhìn chung 7 tiểu nhóm đều được giảng viên trẻ đánh giá trên mức trung bình. ĐTB của 7 tiểu nhóm là 4.05, ứng với mức khá cao (mức khá cao có ĐTB từ 3.5 ->4.5). Trong đó ĐTB cao nhất là 4.67 ứng với mức độ cao, ĐTB thấp nhất là 2.98 ứng với mức độ trung bình. Dưới đây là sự phân tích cụ thể cho từng tiểu nhóm NCTĐTNN của giảng viên trẻ:
Bảng 2.6. NCTĐTNN của GV trẻ thông qua các nội dung cụ thể
Nội dung mệnh đề ĐTB ĐLC
1.NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
1. Tình nguyện tham gia các lớp tập huấn trong và ngoài nước có liên quan chuyên ngành giảng dạy
2. Trao đổi với đồng nghiệp những kiến thức còn boăn khoăn
3. Hào hứng tham dự những lớp bồi dưỡng kĩ năng sư phạm để nâng cao kĩ thuật soạn thảo bài giảng và kĩ năng lên lớp
4. Chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng sư phạm
5. Muốn nhận được sự góp ý của cấp trên, đồng nghiệp về năng lực chuyên môn
6.Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên ngành sẽ giúp tôi nâng cao kiến thức chuyên môn
7. Tìm kiếm, đọc những tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài để bổ sung kiến thức chuyên môn và phát triển khả năng ngoại ngữ 8. Có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau trong XH
4.28 4.16 4.56 4.09 4.41 4.33 4.20 4.20 4.29 0.77 0.86 0.63 0.84 0.69 0.69 0.77 0.89 0.89
2. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn có những giờ giảng đạt hiệu quả cao
1. Chú trọng đến việc chuẩn bị chu đáo các nội dung cần giảng dạy trước khi đến lớp
2. Hiểu rõ mục tiêu giáo dục và yêu cầu của môn học được phân công giảng dạy
3. Có được một bài giảng đạt hiệu quả cao là mục tiêu
4. Chú trọng đến sự sáng tạo trong kĩ thuật thiết kế bài giảng vì tôi nghĩ rằng nó có thể giúp tôi thực hiện bài giảng tốt nhất
5. Đào sâu và cập nhật những tri thức mới để truyền đạt cho SV 6. Am hiểu đặc điểm tâm lý, khả năng, kiến thức của SV góp phần không nhỏ vào thành công của bài dạy
4.62 4.78 4.62 4.74 4.41 4.55 4.48 0.62 0.56 0.62 0.61 0.74 0.55 0.78
7. Các bài giảng được sinh viên yêu thích 4.76 0.46
3. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn đóng góp cho sự phát triển của xã hội
1. Mong muốn được báo cáo trong những hội nghị, hội thảo chuyên ngành các đề tài, vấn đề chuyên môn quan tâm
2. Chú ý đến ý nghĩa xã hội các công việc đang làm
3. Mong muốn những kiến thức truyền đạt trên lớp giúp cho SV có thể ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống và trong công việc
4. Phấn đấu trong những công trình nghiên cứu để đem lại những kiến thức có giá trị cho thực tiễn xã hội, cho ngành, cho đồng nghiệp, cho SV
5. Chia sẻ cho SV những kiến thức khoa học là trách nhiệm của bản thân
6. Thông qua bài học, muốn đem những giá trị đạo đức, giá trị sống đến cho SV
7. Dạy học bởi vì tôi mong muốn góp sức xây dựng một thế hệ mới 8. Rèn luyện đạo đức, lối sống của bản thân góp phần rất quan trọng vào nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho SV
9. Tạo điều kiện tốt nhất cho SV phát huy vai trò chủ động trong học tập
10. Dạy cách sống quan trọng như việc truyền đạt kiến thức khoa học cho SV 4.32 3.71 4.17 4.76 3.86 4.63 4.58 4.30 4.39 4.54 4.30 0.75 0.98 0.79 0.55 0.95 0.56 0.63 0.80 0.80 0.52 0.93
4. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống
1. Người thành đạt phải có thu nhập cao, và tôi cũng muốn như vậy 2. Không quan tâm đến việc kiếm được bao nhiêu tiền trong việc dạy học
3. Tăng lương chứng tỏ được đánh giá cao về chất lượng dạy học 4. Tôi chọn công việc dạy học, vì nghĩ rằng có nhiều cơ hội thăng tiến 3.20 3.81 2.98 3.90 2.18 0.97 0.87 1.01 0.97 1.01
5. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn làm việc trong môi trường có tínhthi đuacao
1. Xung phong soạn, dạy những môn mới, khó để có điều kiện đào sâu, mở rộng hiểu biết
2. Phấn khởi khi hoàn thành những công việc có tính chất khó khăn 3. Nỗ lực để đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi về nghiệp vụ sư phạm, NCKH 3.76 3.80 4.56 2.93 0.80 0.81 0.55 1.04
6. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn có được một vị trí cao trong tập thể sư phạm
1. Quan tâm nhiều đến vị trí của mình trong khoa, trường
2. Đặt mục tiêu vào việc có thể giữ một chức vụ nào đó trong khoa 3. Được giữ một chức vụ nào đó trong khoa là ước mơ của tôi
4. Tích cực trong công việc giảng dạy vì mong muốn được SV yêu quí, đồng nghiệp nể trọng
5. Mong được cấp quản lý đánh giá cao năng lực chuyên môn
6. Mong muốn được đồng nghiệp đánh giá cao về trình độ chuyên môn
7. Đối với tôi, cơ hội để khẳng định vị thế của mình là điều đáng lưu tâm 3.05 3.18 1,97 2.54 4.14 3.98 4.04 3.48 0.99 1.00 1.00 1.20 0.95 0.97 0.84 0.94
7. NCTĐNN được thể hiện qua mong muốn có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
1. Vui khi được chia sẻ với đồng nghiệp về kiến thức chuyên môn 2. Tôi tận tình giúp đỡ những đồng nghiệp trẻ mới vào nghề
3. Được đồng nghiệp tín nhiệm, đối với tôi là sự thành công trong nghề
4. Tôi không quan tâm đến việc đồng nghiệp đánh giá như thế nào về năng lực của tôi
5. Chia sẻ với đồng nghiệp về những kiến thức cập nhật từ các tạp chí nước ngoài 4.04 4.50 4.36 4.04 3.28 4.03 0.86 0.80 0.82 0.84 1.15 0.68
2.2.3.1. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
NCTĐTNN được thể hiện thông qua mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được các giảng viên quan tâm thứ 3 trong các tiểu nhóm nhu cầu được nghiên cứu, sau tiểu nhóm nhu cầu có được giờ giảng đạt hiệu quả cao và mong muốn đóng góp cho sự phát triển xã hội (ĐTB là 4.28, ứng với mức độ khá cao). Tại sao giảng viên trẻ lại chú trọng đến vấn đề này? Cũng như bất kì ngành nghề nào trong xã hội, tri thức nói chung và kiến thức chuyên môn nói riêng là cốt lõi của hoạt động nghề nghiệp. Nó là thước đo quan trọng để đánh giá sự cống hiến của cá nhân cho tập thể và xã hội, thậm chí nó có thể là cơ sở để tạo dựng uy tín của cá nhân trong tổ chức. Hơn nữa đây là
những giảng viên trẻ, khát vọng học tập, trau đổi kiến thức nghề nghiệp là một trong những nhu cầu bức thiết của họ. Tuy nhiên tiểu nhóm này đặt trong 6 tiểu nhóm nghiên cứu khác thì nó được quan tâm thứ ba. Vì vậy đây là nghề dạy học, những giảng viên gắn bó với công việc này đều xác định rõ mục đích của mình, ý nghĩa xã hội cao đẹp của nghề nên họ chú trọng đến ý nghĩa xã hội của nghề và chất lượng bài giảng của mình để phục vụ cho sinh viên.
Có thể thấy rõ nhu cầu này của giảng viên trẻ thông qua việc hầu hết giảng viên (87.6%) đồng ý rằng giảng viên phải là người có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Như đã phân tích trong chương 1 giảng viên có một số nhiệm vụ chính là: năng lực dạy học, năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực giáo dục. Để thực hiện các nhiệm vụ chính đó, giảng viên phải có trình độ chuyên môn. Trình độ chuyên môn có thể bao gồm: hệ thống tri thức nói chung về môn học mà giảng viên phụ trách, hệ thống phương pháp giảng dạy, khả năng truyền thụ tri thức, khả năng thu hút sinh viên hứng thú với môn học… Phương thức thỏa mãn nhu cầu này được giảng viên hiện thực hóa bằng nhiều hoạt động đa dạng và phong phú. Có thể điểm qua một số hoạt động sau:
Bảng 2.7. Phương thức thỏa mãn NCTĐTNN của giảng viên trẻ thông qua mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Hoạt động % Đồng ý ĐTB Trình
độ chuyên môn
Trao đổi với đồng nghiệp những kiến thức boăn khoăn
92.6 4.56 Muốn nhận được sự góp ý của cấp trên, đồng
nghiệp về năng lực chuyên môn
87.6 4.33 Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên
ngành sẽ giúp tôi nâng cao kiến thức chuyên môn
87.6 4.20 Tìm kiếm, đọc những tài liệu chuyên ngành bằng
tiếng nước ngoài để bổ sung kiến thức chuyên môn và phát triển khả năng ngoại ngữ
80.0 4.20 Tình nguyện tham gia các lớp tập huấn trong và
ngoài nước có liên quan chuyên ngành giảng dạy
81.3 4.16
Nghiệp vụ
Chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng sư phạm 81.3 4.41 Hào hứng tham dự những lớp bồi dưỡng kĩ năng sư
phạm để nâng cao kĩ thuật soạn thảo bài giảng và kĩ
Để nâng cao trình độ chuyên môn của mình 92.6% giảng viên thường xuyên “trao đổi với các đồng nghiệp về những kiến thức còn boăn khoăn”. Theo đánh giá chung của nhiều người cách tham khảo ý kiến của những đồng nghiệp, người đi trước về những kiến thức chuyên môn là cách rút ngắn được nhiều thời gian cho việc tự học và nghiên cứu. Bởi ngoài những tri thức có giảng viên trẻ có thể đọc được ở các phương tiện thông tin khác, những đồng nghiệp của họ sẽ cho họ ý kiến đánh giá về tri thức đó, về những kinh nghiệm sống mà bản thân họ có thể chưa có được.
87.6% giảng viên trẻ “mong muốn nhận được sự góp ý của cấp trên đồng nghiệp về năng lực chuyên môn”, xếp hạng ưu tiên thứ hai trong các hoạt động họ đã tiến hành nhằm thỏa mãn tiểu nhóm nhu cầu này. Hơn ai hết, đồng nghiệp và cấp trên là những người tương tác với giảng viên hằng ngày trong công việc, họ hiểu những mặt mạnh và những mặt chưa mạnh trong kiến thức chuyên môn của giảng viên. Sự góp ý của họ về kiến thức chuyên môn sẽ giúp ích nhiều cho giảng viên trẻ trong việc tiếp thu, bổ sung và rèn luyện kiến thức chuyên môn.
Các giảng viên cũng cho rằng thông qua công việc nghiên cứu khoa học chuyên ngành sẽ giúp họ nâng cao kiến thức của mình (87.6% giảng viên trẻ đồng ý). Thông qua việc nghiên cứu khoa học, giảng viên trẻ thu nhận những kiến thức từ thực tế bổ sung và làm phong phú lượng kiến thức mà họ đã tích lũy được trong quá trình học tập ở các trường và đồng thời những kiến thức về nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu khoa học của họ được nâng cao.
Ngoài ra giảng viên trẻ còn thường xuyên tìm kiếm, đọc những tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài để bổ sung kiến thức chuyên môn và phát triển khả năng ngoại ngữ; tham gia các khóa học để bồi dưỡng kiến thức mình.
Không chỉ kiến thức chuyên môn giảng viên trẻ còn mong muốn rèn luyện và nâng cao nghiệp vụ sư phạm của mình để truyền đạt đến sinh viên những tri thức khoa học một các thu hút, tạo ra nhiều động lực học tập cho sinh
viên. Bằng chứng là giảng viên trẻ luôn chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng sư phạm và luôn hào hứng tham gia những lớp bồi dưỡng kĩ năng sư phạm và giáo dục.
Xem xét tương quan của tiểu nhóm nhu cầu này với các tiêu chí khác, kết quả thu được như sau:
Có sự đồng nhất trong nhu cầu này trong các nhóm giảng viên trẻ khác nhau như trình trạng hôn nhân, trình độ chuyên môn, chức vụ, trình độ ngoại ngữ.
Tuy nhiên có vài sự khác nhau trong nhóm giảng viên nam và nữ (p<0.05), giảng viên nam thể hiện nhu cầu này cao hơn giảng viên nữ. Sự khác nhau này có thể được giải thích như sau, so với nam giảng viên nữ giảng viên có nhiều áp lực và dành nhiều thời gian cho các công việc của gia đình như là chăm sóc con cái, thu vén nhà cửa. [Phụ lục 3.1]
Còn có một sự khác biệt nữa ở những giảng viên trẻ có trình độ thâm niên khác nhau sự thể hiện nhu cầu này cũng khác nhau (p<0.05). Từ đó thể kết luận rằng thâm niên công tác của giảng viên trẻ có tác động đến tiểu nhóm nhu cầu này. Những giảng viên trẻ có thâm niên dưới 5 năm thể hiện nhu cầu này cao hơn những giảng viên trẻ có thâm niên từ 5 năm trở lên. Bởi họ là những người mới tốt nghiệp hoặc mới bắt đầu sự nghiệp giảng dạy, họ cảm thấy nguồn kiến thức mà họ đã tích lũy được có thể chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc, nên nhu cầu được trau dồi kiến thức chuyên môn thực sự là nhu cầu rất cần thiết của họ. [Phụ lục 3.5]
Những giảng viên trẻ khác nhau về nơi được đào tạo cũng thể hiện nhu cầu này khác nhau. Những giảng viên trẻ tốt nghiệp ở các trường đại học trong nước thể hiện nhu cầu này thấp hơn những giảng viên trẻ tốt nghiệp từ các trường ở nước ngoài (ĐTB là 4.23 và 4.31). Sự khác nhau này được giải thích bằng trình độ ngoại ngữ - công cụ tìm kiếm tài liệu (dùng để đọc tạp chí, tài liệu hay tham gia các khóa học ở nước ngoài, trải nghiệm quốc tế…) [Phụ lục 3.4]
Có sự khác biệt ý nghĩa giữa những giảng viên trẻ có trình độ ngoại ngữ khác nhau (p<0.05). Trong đó, giảng viên trẻ có trình độ ngoại ngữ trung cấp thể hiện mong muốn này nhiều nhất. Phỏng vấn sâu những giảng viên trẻ trong nội dung này, một số giảng viên trẻ có trình độ ngoại ngữ sơ cấp họ gặp khó khăn trong việc đọc, hiểu các tài liệu ngoại văn, dù rất nỗ lực cải thiện khả năng ngoại ngữ nhưng kết quả thu được rất hạn chế vì việc học ngoại ngữ là một quá trình lâu dài nó cần nhiều thời gian để cải tiến. Những giảng viên có trình độ ngoại ngữ thông thạo thường là những giảng viên được đi học ở các nước ngoài, họ cho rằng đọc một tài liệu, tạp chí ngoại văn là chuyện rất thông thường của bản thân họ, đó là cách bổ sung kiến thức chuyên môn. Trong khi đó những giảng viên trẻ có trình độ ngoại ngữ trung cấp là những người thực sự mong muốn đọc, hiểu những tạp chí tài liệu ngoại văn trước hết để nâng cao trình độ ngoại ngữ và sau là bổ sung kiến thức chuyên môn. Do vậy, những giảng viên trẻ có trình độ ngoại ngữ trung cấp thể hiện mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn cao hơn so với hai nhóm giảng viên còn lại. [Phụ lục 3.7]
2.2.3.2. NCTĐTNN được thể hiện qua mong muốn có những giờ giảng đạt hiệu quả cao