Cải thiện hệ thống các quy trình, quy chế, sản phẩm cho vay tiêu

Một phần của tài liệu Đo lường chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 101 - 104)

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại diễn ra rất gây gắt, khách hàng có nhiều sựlựa chọn ngân hàng để vay. Điều này rất bất lợi cho các ngân hàng nhà

nước với quy trình, quy chế cho vay rườm rà, nhiều thủ tục, trong khi đó các ngân

hàng cổ phần có chính sách cho vay rất thoáng nên có được tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm khá cao (trên 50%/tổng dư nợ). Do đó, đểcạnh tranh được với các ngân hàng cổ phần về sản phẩm cho vay tiêu dùng, ngân hàng VCB không ngừng hoàn thiện quy trình, quy chếcho vay của mình theo hướng phù hợp với đối tượng khách

hàng, Trong khi đó đối với người đi vay đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, hộkinh

doanh và cá nhân thì lại có những đặc điểm:

- Kiến thức về pháp luật nói chung, về ngân hàng nói riêng rất hạn chếtừ đó

khi gặp những yêu cầu của ngân hàng về thông tin thì thường có tâm lý e dè, khó chịu;

- Đòi hỏi ngân hàng phải xác định giá tài sản tương đương giá thị trường để

vay được càng nhiều càng tốt. Nhìn nhận việc đi vay ngân hàng giống như là đi vay

tại tiệm cầm đồnên luôn ca thán ngân hàng nhận nhà lớn mà cho vay nhỏ.

- Do hoàn cảnh hệ thống luật pháp, hệ thống quản lý hành chính của nước ta còn lạc hậu nên đa số các đơn vị kinh doanh đều khai báo thuếsai sựthật, và thậm chí là kinh doanh hàng không nguồn gốc do vậy họthường có tâm lý bưng bít thông

tin cá nhân từ đó chỉ muốn thủ tục vay càng đơn giản càng tốt. Cũng từ lý do này

mà mục đích vay vốn của họ thường không rõ ràng.

Việc cạnh tranh trong sản phẩm cho vay tiêu dùng, vấn đề lãi suất ngày càng có sự không chênh lệch nhiều giữa các ngân hàng và ngày càng trở nên thứ yêu trong sựlựa chọn của khách hàng vay, khách hàng vay sẽchọn lựa dịch vụ ở đâu có

thời gian phục vụnhanh nhất, hồ sơ thủtục đơn giản, đa dạng sản phẩm đểlựa chọn

và được tư vấn tài chính hiệu quả.

Ngân hàng VCB cần thiết nghiên cứu sao cho mẫu biểu hồ sơ đơn giản nhất có thể được, số lượng văn bản phải ký giảm xuống, ví dụHợp đồng tín dụng, hợp đồng thếchấp không nhất thiết phải ký làm 5 bộ, phòng ban nghiệp vụ nào cũng đòi lưu

bản chính, nên giảm xuống còn 3 bộ: khách hàng 1 bản, ngân hàng 1 bản quy định phòng nghiệp vụ nào lưu bản chính một cách rõ ràng trong quy trình, cơ quan công

chứng đăng ký giao dịch đảm bảo lưu1 bản.

Nhằm đẩy nhanh thời gian phục vụ khách hàng cần quy định mức không chế

thời gian thực hiện đối với từng loại nghiệp vụtrong từng khâu thực hiện, cần có sự

phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, phòng ban có liên quan trong công tác tín dụng, phải có sựhỗtrợ lẫn nhau, tất cảvì mục tiêu phát triển của ngân hàng VCB. Xoá bỏtư tưởng đùn đẩy trách nhiệm hoặc gây mâu thuẫn lẫn nhau làm ảnh hưởng

đến hiệu quả công việc. Để làm được điều này, quy trình nên cần thiết có sự phân

định một cách rõ ràng ranh giới quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận do quy trình cho vay gồm có nhiều bộphận tham gia vào.

Việc đơn giản hoá thủtục giấy tờ, đẩy nhanh thời gian giải quyết hồ sơ phải đi đôi với việc quản lý giảm thiểu rủi ro nên cần xây dựng cụthểrõ ràng phương pháp

quản trị khoản vay tiêu dùng hiệu quả:

- Duy trì liên hệ thường xuyên với khách hàng: Quy định Cán bộtín dụng phải

thường xuyên liên hệ với khách hàng (trung bình 01 lần/tháng) là cách hiệu quả để

có thông tin vềtình hình tài chính của khách hàng (như việc làm có thay đổi không, chức vụ như thế nào, địa chỉ công tác,... trường hợp kinh doanh thì hoạt động sản xuất kinh doanh tiến triển như thế nào), thông tin về chổ ở, quan hệ gia đình,...Khi cán bộtín dụng nhận thấy có dấu hiệu cảnh báo gây bất lợi đến khả năng trả nợ của khách hàng hoặc có thể ảnh hưởng làm giảm giá trịtài sản đảm bảo, cán bộtín dụng hãy báo cáo với Lãnhđạo đểtìm kiếm giải pháp, ngăn chặn tình trạng mất khả năng

trảnợvay ngân hàng.

- Quy định cán bộtín dụng phải thực hiện tái định giá tài sản đảm bảo định kỳ

03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần tùy loại tài sản đảm bảo, nếu giá trịtài sản giảm thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm khác hoặc giảm dư nợ vay xuống nhằm đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng.

- Thực hiện chính sách quản lý khoản vay an toàn, hạn chếrủi ro: đối với những khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, nên đềnghịkhách hàng mua bảo hiểm thiệt hại về tài sản trong suốt thời gian vay, người thụ hưởng là ngân hàng. Nền kinh tế

ngày càng phát triển, ngày càng hiện đại thì lĩnh vực bảo hiểm cũng ngày càng được quan tâm. Đối với hoạt động tiền gửi các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng

VCB nói riêng đều đã thực hiện mua bảo hiểm. Tuy nhiên trong lĩnh vực cho vay thì còn hạn chế, ngân hàng VCB cần mở rộng yêu cầu đối tượng khách hàng tham gia bảo hiểm. Đây cũng là cách để ngân hàng chuyển nhượng một phần rủi ro tín dụng cho công ty bảo hiểm.

Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ. Trong thời gian qua ngân hàng VCB

đã khắc phục có hiệu quả các trường hợp sai phạm trong cho vay, hạn chếthấp nhất những rủi ro, tổn thất, đảm bảo hoạt động an toàn, trong đó có sự đóng góp không

nhỏ của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Trong quá trình kiểm tra đã kịp thời phát hiện những thiếu sót sơ hở, bất hợp lý trong cơ chế điều hành hoặc những hoạt

động vi phạm pháp luật, chế độ của ngành, tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo khắc phục những tồn tại, yếu kém, ngăn chặn các sai phạm và rủi ro tổn thất.

Một phần của tài liệu Đo lường chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 101 - 104)