Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng và chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu Đo lường chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 27)

2.1.1. Các khái niệm

2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò cho vay tiêu dùng:

Theo từ điển bách khoa toàn thư (Wikipedia), tín dụng là một phạm trù kinh tế

và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tếhàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế- xã hội, từhình thức hàng hóa sang hình thức tiền tệ.

Cho vay (còn gọi là tín dụng) là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài

chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho

bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợnên bên cho vay còn gọi là chủnợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệgiữa hai bên - một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệgiữa hai bên ràng buộc bởi cơ chếtín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả, hoặc ràng buộc bởi cơ chếkhác.

Các hình thức cho vay tiêu dùng gồm:

Phân loại theo sản phẩm gồm cho vay bất động sản phục vụnhu cầu mua nhà,

đất đai, nhà dự án (thếchấp bằng tài sản hình thành trong tương lai), xây dựng, sửa chữa nhà; Cho vay mua ô tô thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai; Cho

vay du học: thanh toán học phí và sinh hoạt phí của du học sinh; Cho vay cầm cốsổ

tiết kiệm; Cho vay tiêu dùng đối với CBCNV.

Phân loại theo thời hạn: Theo tiêu thức này NHTM có thể quản lý tốt hơn về

mặt thời gian của các khoản vay như là thời hạn giải ngân, thời hạn thu nợ. Qua đó

- Cho vay ngắn hạn: Các khoản cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn

cho vay đến 12 tháng, chủyếu nhằm mục đíchtài trợcho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sửdụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp, hộsản xuất, cá nhân. Ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc cho vay gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo hạn mức, có hoặc không có đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển.

- Cho vay trung và dài hạn: Các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm thì được xếp vào danh mục khoản vay trung hạn và trên 5 năm là các

khoản vay dài hạn. Các khoản vay này thường chiếm một tỷtrọng rất lớn trong tổng

dư nợ cho vay của các NHTM, chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt động cho vay

đem lại.

Phân loại theo phương thức cho vay

- Cho vay từng lần (Cho vay theo món): Cho vay từng lần là hình thức cho vay mà khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sửdụng vốn vay. Đây là

hình thức tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức tín dụng. Một số

khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mởrộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từngân hàng chỉtham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳsản xuất kinh doanh.

- Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả

thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Đặc điểm cơ bản của loại cho vay này

là hồ sơ xin vay dùng để xin cho nhiều món vay. Hạn mức tín dụng có thểtính cho

cảkỳhoặc cuối kỳ.Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia

thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh.

- Cho vay trả góp: Cho vay trả góp là hình thức cấp tín dụng theo đó ngân

hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong suốt thời hạn tín dụng thoả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đình, các cá nhân – gồm những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công không có nhiều vốn, hoặc những cá nhân có nhu cầu vay vốn để xây nhà, sửa chữa nhà, mua sắm

phương tiện.Đây là loại hình cho vay có rủi ro cao do khách hàng thường thếchấp

bằng hàng hoá mua trả góp, vì vậy nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Cho vay thấu chi là việc cho vay mà ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Những khách hàng thoả mãn điều kiện của ngân hàng phát hành thẻ, sau khi ký kết hợp

động tín dụng thẻ với ngân hàng, ngân hàng này sẽcấp cho khách hàng một thẻtín dụng được cài sẵn trong bộnhớ theo hạn mức tín dụng đãđược hai bên thoảthuận. Khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã chấp nhận trong hợp đồng tín dụng.

Đặc điểm cho vay tiêu dùng:

- Quy mô của từng hợp đồng cho vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổchức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp;

- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụthuộc vào chu kỳkinh tế; - Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co giãn với lãi suất. Thông

thường người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất họ phải chịu;

- Mức thu nhập và trìnhđộ học vấn là hai biến số có quan hệ rất mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng;

- Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao. Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của những người này;

- Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định nhưng lại rất quan trọng, vì

nó quyết định sựhoàn trảcủa khoản vay.

Vai trò ca hoạt động cho vay tiêu dùng

Đối với NHTM, Cho vay tiêu dùng giúp NHTM mở rộng mối quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng. Ngoài ra, cho vay tiêu dùng tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, từ đó giúp ngân hàng nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro.

Đối với người tiêu dùng, thu nhập của người tiêu dùng có tính chất ổn định, nhưng nếu chỉ dựa vào thu nhập hiện tại thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của mình. Cho vay tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng giải quyết kịp thời nhu cầu về

vốn. Nhờ đó người tiêu dùng được hưởng những lợi ích trước khi tích lũy đủtiền.

Đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, cho vay tiêu dùng kích thích nhu cầu

chi tiêu tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng và người sửdụng.

2.1.1.2. Khái niệm về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng:

a. Khái niệm dịch vụ:

Theo Zeithaml và Britner (2000): “Dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo ra giá trị sử dụng cho khách hàng, làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng”.

Theo Kotler và Armstrong (2004): “Dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở

Theo ISO 8402 “Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa

người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộcủa người cungứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.

Như vậy, theo cách hiểu phổ biến thì dịch vụ là một hoạt động mà sản phẩm của nó là vô hình. Nó giải quyết các mối quan hệvới khách hàng hoặc với tài sản do khách hàng sởhữu mà không có sựchuyển giao quyền sởhữu.

Những đặc thù của dịch vụgồm:

- Vô hình: Người ta không thểnhìn thấy, không nếm được, không nghe, không cầm được dịch vụ trước khi tiêu dùng chúng.

- Không thểchia cắt, lưu giữ được: Quá trình sản xuất và tiêu thụdịch vụdiễn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ra đồng thời. Khác với sản xuất vật chất, sản xuất dịch vụkhông thểsản xuất sẵn rồi cất vào kho, sau đó mới tiêu thụ.

b. Khái niệm vềchất lượng dịch vụ:

Trong một thời gian dài, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ. Lấy ví dụ, Lehtinen & Lehtinen (1982) cho là chất lượng dịch vụphải được đánh giá trên hai khía cạnh, (1) quá trình cung cấp dịch vụvà (2) kết quả của dịch vụ. Gronroos (1984) cũng đề nghị hai thành phần của chất lượng dịch vụ, đó là (1) chất lượng kỹthuật, đó là những gì mà khách hàng nhận được và (2) chất lượng chức năng, diễn giải dịch vụ được cung cấp như thếnào. Tuy nhiên,

khi nói đến chất lượng dịch vụ, chúng ta không thể nào không đềcập đến đóng góp

rất lớn của Parasuraman và cộng sự (1988, 1991). Parasuraman và cộng sự định nghĩa chất lượng dịch vụ là “mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả của dịch vụ”. Các tác giả này đã khởi xướng và sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng để xây dựng và kiểm

định thang đo các thành phần của chất lượng dịch vụ (gọi là thang đo

SERVQUAL). Thang đo SERVQUAL được điều chỉnh và kiểm định ở nhiều loại

hình dịch vụ khác nhau. Cuối cùng thang đo SERVQUAL bao gồm 22 biến để đo lường năm thành phần của chất lượng dịch vụ, đó là: độ tin cậy (reliability), tính

đáp ứng (responsiveness), tính đảm bảo (assurance), phương tiện hữu hình (tangibles) và sự đồng cảm (empathy).

Nguyễn và cộng sự (2003) kiểm định SERVQUAL cho thị trường khu vui

chơi giải trí ngoài trời tại TPHCM cho thấy, chất lượng dịch vụ này bao gồm bốn thành phần: độ tin cậy, khả năng phục vụ của nhân viên, sự đồng cảm, và phương

tiện hữu hình.Để kết luận, do đặc thù của mỗi loại hình dịch vụnên nhà nghiên cứu cần phải điều chỉnh thang đo SERVQUAL phù hợp với từng nghiên cứu cụthể.

Đặc điểm chất lượng dịch vụ:

- Vô hình (intangibility): Dịch vụkhông thểcảm nhận, sửdụng trước khi người ta mua nó. Do vậy khách hàng dựa vào các bằng chứng vềchất lượng dịch vụ, uy tín,

thương hiệu đểra quyết định và nhà cung cấp dịch vụphải xây dựng được bức tranh mô tảrõ ràng các trải nghiệm của khách hàng và đưa ra các tiêu chuẩn và mục tiêu chất lượng của mình trong từng công đoạn của trãi nghiệm khách hàng.

- Không thể tách rời (inseparablity): Dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ cùng

một thời điểm. Nhân viên cung cấp dịch vụ và sự tương tác giữa nhân viên này và

khách hàng nhận dịch vụ là một phần của dịch vụ, đòi hỏi nhân viên cung cấp dịch vụphải được đào tạo tốt về tác phong giao dịch, kiến thức và kỹ năng và linh hoạt

ứng xửtùy từng đối tượng khách hàng.

- Tính thay đổi (variability): Các dịch vụ có tính thay đổi rất lớn do chúng phụ

thuộc vào người cung cấp, thời điểm và nơi chúng được cung cấp, vì vậy đầu tư vào

các quy trình tuyển dụng và đào tạo tốt, tiêu chuẩn hóa các quá trình dịch vụ thông suốt tổchức, theo dõi sựthỏa mãn của khách hàng qua hệthống góp ý và khiếu nại, các nghiên cứu khảo sát khách hàng và so sánh việc mua hàng.

- Tính dễ bị diệt vong (perishability): Dịch vụ không thể lưu trữ khi cầu về

dịch vụ thay đổi (giảm xuống) hoặc đểcung cấp vào thời điểm khác cho khách hàng

nếu cung không đáp ứng được cầu, suy ra ngân hàng phải có các biện pháp để cân

bằng cung cầu như chuyển bớt lượng khách hàng giao dịch vào các giờ không cao

các kênh phân phối bổ sung như ATM, giao dịch qua trang chủ, thuê thêm nhân viên vào giờ cao điểm, hoặc tạo điều kiện để khách hàng tự thực hiện và tham gia

được vào việc tạo ra dịch vụ. c. Khái niệm vềkhách hàng

Theo quan điểm của quản lý chất lựơng toàn diện hiện nay, khách hàng được

hiểu là toàn bộ đối tượng có liên quan trực tiếp đến đòi hỏi vềchất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu của họ. Với cách nhìn nhận đó, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khách hàng bao gồm khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài.

Khách hàng bên trong là toàn bộ mọi thành viên, mọi bộ phận trong doanh nghiệp, có tiêu dùng các sản phẩm hoặc dịch vụcung cấp nội bộdoanh nghiệp. Mỗi

người vừa là người cungứng vừa là người sản xuất và vừa là khách hàng.

Khách hàng bên ngoài là toàn bộ những cá nhân, tổ chức có những đòi hỏi trực tiếp vềchất lượng sản phẩm dịch vụmà doanh nghiệp phải đáp ứng.

d. Định nghĩa sựthỏa mãn khách hàng

Theo Tse và Wilton (1988): “Sự thỏa mãn là phản ứng của người tiêu dùng

đối với việc ước lượng sựkhác nhau giữa những mong muốn trước đó với việc sau khi sửdụng sản phẩm”.

Theo Oliver (1997): “Sự thỏa mãn là sự phản ứng của người tiêu dùng với

việc được đáp ứng những mong muốn”.

Theo Philip Kotler (2003): “Sự thỏa mãn là mức độ của trạng thái cảm giác

con người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ

vọng của người đó”.

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về sự thỏa mãn khách hàng, tuy nhiên chúng ta có thểhiểu sựthỏa mãn của khách hàng chính là sựhài lòng của người tiêu dùng trong việc tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ do nó đáp ứng những mong muốn của họ, bao gồm cảmức độ đáp ứng trên mức mong muốn và dưới mức mong muốn.

e. Nhu cầu của khách hàng

Theo Philip Kotler (2003), nhu cầu con người là cảm giác thiếu hụt một cái gì

đó mà con người cảm nhận được như nhu cầu vềthức ăn, quần áo, nơi ở, sựan toàn,

của cải, sự quý trọng và vài thứ khác nữa đểtồn tại. Nhu cầu này không do xã hội tạo ra mà chúng tồn tại như một bộphận cấu thành cơ thể người. Cấp bậc nhu cầu của khách hàng :

Cấp 1: Nhu cầu ngầm định (đặc tính phải có) là nhu cầu mà khách hàng không cho ta biết nhưng họcho là sản phẩm và dịch vụ đương nhiên phải có.

Cấp 2: Nhu cầu có trao đổi trước (đặc tính một chiều) là nhu cầu khách hàng có thể đáp ứng được. Mức độchất lượng của thuộc tín này càng cao thì khách hàng càng hài lòng.

Cấp 3: Nhu cầu chưa tiết lộ (đặc tính thích thú) là nhu cầu khách hàng chưa

mong đợi hoặc chưa nghĩ tới mà thiếu nó khách hàng không phật ý

Theo Abraham Maslow (1943), nhu cầu cơ bản của con người được chia làm

năm cấp bậc tăng dần: nhu cầu sinh lý, nhu cầu xã hội, nhu cầu tựtrọng và nhu cầu tựthểhiện bản thân. Khi một nhu cầu bậc thấp nào đó đãđược thỏa mãn thì nhu cầu

ởbấc cao hơn kếtiếp sẽxuất hiện.

Hình 2.1: Lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow

Nguồn: Abraham Maslow (1943)

Tựthểhiện (Self-actualization)

Nhu cầu tựtrọng (Self-Esteem) Nhu cầu xã hội (Belonging and Love)

Nhu cầu an toàn (Satety) Nhu cầu sinh lý (Physiological)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đo lường chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 27)